#cafekinhdoanh

Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó." Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?" Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó! Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn." Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.

KHÁI NIỆM VỀ TIỀN VÀ LẠM PHÁT



LẠM PHÁT TĂNG => CHỨNG KHOÁN SẬP => NGÂN HÀNG SẬP.

LẠM PHÁT TĂNG => LÃI SUẤT TĂNG => BĐS SẬP => NGÂN HÀNG SẬP.

LÃI SUẤT TĂNG => ĐẦU TƯ GIẢM => THẤT NGHIỆP TĂNG => GDP GIẢM => KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.

Chỉ cần đoán được thời kì lạm phát cao xảy ra khi nào? Dấu hiệu nhận biết là gì? Khi đấy ta sẽ có chiến lược đầu tư trung và dài hạn hiệu quả.

=============================================

LESSON 1:  

 1. TIỀN LƯU THÔNG Ở 2 DẠNG : tiền vật chất và tiền kỹ thuật số.

2. TIỀN TỪ ĐÂU RA : từ các Ngân hàng trung ương quốc gia / Quỹ FED ... dựa trên các khoản Nợ và giá trị thế chấp ( bản vị vàng, dầu, ngoại tệ, các khoản cho vay, tiền kỹ thuật số blockchain, ...) 

Hiểu về tiền giấy (polymer,...) và tiền tồn tại trên máy tính ngân hàng thương mại
 - Khi khủng hoảng kinh tế, Chính phủ cần tung ra gói kích thích, thì họ làm như sau:
(1). Chính phủ cầm trái phiếu chính phủ (tiền thuế của dân chúng hiện tại, tương lai) đưa cho Ngân hàng trung ương làm tài sản cầm cố, NH TW in tiền giấy đưa cho Chính Phủ.
(2). Chính phủ cầm tiền giấy đó gửi vào ngân hàng thương mại. Ví dụ gửi 10 tỷ VND tiền giấy.
(3). NH thương mại giữ 1 tỷ VND làm dự trữ, còn 9 tỷ VND để cho vay.
+ Khi người vay A tới NHTM vay 9 tỷ VND và thế chấp tài sản đảm cho NHTM. NHTM ghi con số 9 tỷ VND vào số tài khoản bank của người vay A. Tiền từ máy tính tạo ra 9 tỷ VND. Vì tiền tồn tại trên máy tính NHTM nên họ có 9 tỷ VND tiếp. Họ dữ trữ 0,9 tỷ VND còn 8,1 tỷ VND cho vay.
+ Khi người vay B tới NHTM vay 8,1 tỷ VND và thế chấp tài sản đảm bảo cho NHTM. NHTM ghi con số 8,1 tỷ VND vào số tài khoản bank của người vay B. Tiền từ máy tính tạo ra 8,1 tỷ VND. Vì tiền tồn tại trên máy tính NHTM nên họ có 8,1 tỷ VND tiếp. Họ dữ trữ 0,81 tỷ VND còn 7,29 tỷ VND cho vay.
+ Cứ như thế họ tạo ra khoảng 90 tỷ VND tiền tồn tại trên máy tính từ 10 tỷ VND tiền giấy

3. NGUỒN GỐC CỦA TIỀN :
https://youtu.be/cYDT1_ah-G8



4. CƠ CHẾ IN TIỀN : 
 Lượng tiền mới in ra (tiền giấy + tiền máy tính) x giá trị đồng tiền = Lượng hàng hóa sản xuất mới ra (thực phẩm, ô tô, điện thoại,...) x giá cả hàng hóa + Lượng vàng khai thác mới x giá Vàng + Lượng dầu khai thác mới x Giá dầu.

Phương trình phải cân bằng:
Lượng tiền mới in ra (tiền giấy + tiền máy tính) x giá trị đồng tiền = Lượng hàng hóa sản xuất mới ra (thực phẩm, ô tô, điện thoại,...) x giá cả hàng hóa.

Công Thức Để In Tiền Mới Trong Mỗi Quốc Gia
Đọc các bài viết trước về việc in tiền. Đừng hiểu nhầm Nhà nước muốn in sao in đâu nha, hiểu sai là chết đó !
Việc in tiền giấy dựa vào Vàng có trong quốc gia đó.
Hiện nay và sắp tới lượng vàng khai thác từ tự nhiên sẽ cạn kiệt nên Tài Phiệt Jews tạo ra tiền ảo Bitcoin để thay thế Vàng để in tiền giấy ra.
Diễn biến tăng giảm của Bitcoin cũng giống y chang giá Vàng.
5-10 năm nữa việc in tiền giấy của hơn 180 quốc gia sẽ như sau :
Lương tiền in mới = lượng vàng mới khai thác + lượng Bitcoin mới đào nhờ thuật toán
- in tiền USD phải tương ứng với số lượng Gold cất giữ trong ngân hàng trung ương để làm tài sản đảm bảo.
- Vì USD in ra quá nhiều thông qua các gói giải cứu kinh tế mà Vàng khai thác tự nhiên không được nhiều, nên khi khủng hoảng kinh tế, Ngân hàng Trung ương (NHTW) có bơm tiền tức là Vàng tăng mạnh trở lại đúng tỷ lệ đồng USD in ra... 
Công thức để in tiền giấy mới trong một quốc gia căn cứ vào:
- Lượng Vàng khai thác mới.
- Tiền thuế của dân hiện tại, tương lai.
- Lượng Bitcoin trong quốc gia từ năm 2021 trở về sau này. Bitcoin sẽ thay Vàng trong tương lai.
Lạm phát = In tiền mới ra = Lượng Vàng mới + Lượng Bitcoin mới + Hàng Hóa mới + Thuế, phí của người dân mới (trong tương lai)
Lạm phát quá cao (100%) vì in tiền mới quá nhiều, hậu quả là đổi tiền, xã hội loạn: biểu tình, thay đổi chính trị.
Do đó các quốc gia phải điều khiển lạm phát ở mức vừa đủ để không xảy ra thay đổi chính trị.
Quốc gia nào lỡ in tiền quá nhiều và sắp tới xảy ra lạm phát cao (100%) thì họ phải tìm cách để lạm phát cao đừng xảy ra bằng cách:
- Mua vàng mới từ các quốc gia khác, khai thác vàng tự nhiên, tịch thu vàng để làm tài sản đảm bảo trong việc in tiền trong quá khứ.
- Mua bitcoin mới từ các quốc gia khác, tịch thu bitcoin để làm tài sản đảm bảo trong việc in tiền trong quá khứ.
- Phải tạo ra hàng hóa mới để xuất khẩu.
- Phải thu thuế, phí của người dân trong tương lai cao hơn nữa, tức tăng tiền thuế, phí ở tất cả các lĩnh vực.

Nếu không làm 4 bước này thì quốc gia đó sẽ có siêu lạm phát cao, xã hội loạn, thay đổi chính trị.
Còn Trường hợp đặc biệt để không xảy ra siêu lạm phát thì phải có Quốc gia lớn cho vay nợ mới hoặc họ đảm bảo cho mình trước quốc tế để vay tiền.

5. NHNN BƠM TIỀN CHO NHTM :
(1). Bấm vài con số trong tài khoản bank tổng của NHTM.

Ví dụ: Vietcom muốn có 1.000 tỷ VND thì NHNN bấm trên hệ thống máy tính của VCB là 1.000 tỷ VND và enter, 2 giây trong tài khoản tổng VCB hiện 1.000 tỷ VND, giống như bạn chuyển tiền cho tôi vậy.

(2). NHNN quy định NHTM 1 tháng chỉ được tạo ra bao nhiều tiền từ máy tính thôi, không được tạo vượt mức cho phép, sẽ gây lạm phát, ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của NHNN.
Khi bạn, doanh nghiệp tới vay ngân hàng:
- Bạn, doanh nghiệp thế chấp tài sản đảm bảo.
- Ngân hàng thương mại chỉ làm nhiệm vụ gõ con số vào tài khoản của bạn, của doanh nghiệp.
Ví dụ: bạn tới vay tiền 1 tỷ VND, thế chấp cái nhà, ngân hàng kêu bạn mở tài khoản bank và họ đánh 1.000.000.000 VND vào tài khoản của bạn. Thế là xong. Tiền từ máy tính tạo ra là vậy.
Đây là nguyên lý "Dự trữ bán phần" của Ngân Hàng. Đọc trên giáo trình chuyên ngành có những từ ngữ rắc rối, phức tạp lắm. Đọc trên trang "Tạo Lập Chứng Khoán" dễ hiểu hơn nhiều.
Khi bạn cầm 10 tỷ VND tiền giấy vào ngân hàng gửi tiết kiệm thì ngân hàng sẽ in ra được khoảng 90-100 tỷ VND tiền tồn tại trên máy tính bank. 
Khi Chính phủ đem 100 tỷ VND tiền giấy gửi vào ngân hàng thương mại thì bank thương mại tạo ra khoảng 900-1.000 tỷ VND tiền tồn tại trên máy tính ngân hàng thương mại đó.

Khi bank thương mại thiếu tiền giấy thì họ:

(3). Cầm tài sản đảm bảo đưa NHNN và NHNN in ra 100 tỷ VND tiền giấy gửi vào Ngân hàng thương mại đó.
(4). Từ 100 tỷ VND tiền giấy, Ngân hàng thương mại tạo ra 900-1.000 tỷ tiền trên máy tính bank.
Có bạn làm ở Bank phản bác: Vay xong thì dân rút tiền mặt hồi nào cũng được, hoặc có tiền mặt sau khi giải ngân luôn.
Giải thích: cho dù nhu cầu xài tiền mặt hay chuyển khoản thì đầu tiên bank cũng gõ con số tiền vào tài khoản của người vay.
Sau đó muốn xài kiểu gì xài, cuối cùng tiền giấy vẫn quay về hệ thống ngân hàng thôi.
Lượng tiền giấy lưu thông ngoài xã hội vẫn ko thay đổi, chỉ có tiền máy tính được in ra.

6. BANK BƠM / RÚT TIỀN NHƯ NÀO ?
in tiền mới ra nhiều và tiền mới này đi vào sản xuất ra hàng hóa hết thì tiền mới đã được tiêu thụ hết. Kinh tế tăng trưởng, làm ăn những năm đó rất dễ dàng, thuận lợi (2013-2018)
Còn tiền mới mà đi vào chứng khoán, bất động sản, vàng thì coi như sắp tới có lạm phát vì chứng khoán, bất động sản, vàng ko tạo ra giá trị mới thêm.
Để ý diễn biến giá vàng 2019-2020, suy ra viễn cảnh 2 năm tiếp theo.
Mục đích và lợi nhuận chính của ngân hàng là gì ?
Trả lời:
Mục đích chính của ngân hàng là tịch thu tài sản của người Vay. Vậy thôi.

Ngân hàng xử lý nợ xấu thế nào? 
Link tham khảo : https://xuongrong.com.vn/no-xau-ngan-hang-cac-giai-phap-xu-ly/



(1) Cho vay: tài sản ngân hàng có T tiền giấy, họ tạo ra 9T tiền từ máy tính để cho vay. Có ngân hàng tạo ra 13T để cho vay.
(2) Xử lý nợ xấu:
- Người vay không có tiền trả thì tịch thu tài sản đảm bảo, xóa khoản nợ trên máy tính thế là hết nợ xấu
- Đáng lẻ cho vay 9T nhưng lại cho vay 13T, nên khi tịch thu tài sản đảm bảo, xóa khoản nợ trên máy tính thì thiếu 4T tiền giấy. Ngân hàng phải phải bổ sung tiền USD, ngoại tệ khác, vàng để tương ứng với 4T tiền giấy.
Ngân hàng thương mại tịch thu tài sản đảm bảo của người vay khi họ không có khả năng trả nợ bằng cách bấm nút delete con số nợ trên hệ thống. Vậy ngân hàng thương mại bán tài sản đảm bảo cho ai:
(3). Bán cho ngân hàng nhà nước (70%)
(4). Bán cho ngân hàng nước ngoài thu về ngoại tệ (20%)
(5). Bán cho cá nhân, tổ chức ở trong nước, ngoài nước (10%)
- Sau khi dân, doanh nghiệp không trả nợ ngân hàng thương mại thì họ tịch thu tài sản đảm bảo, bấm nút delete khoảng nợ là xong.
- NH thương mại cầm tài sản đảm bảo đưa NHNN, NHNN in tiền giấy đưa NH thương mại để cho dân vay tiếp.
Cứ thế lặp đi lặp lại.

=============================================

LESSON 2:  LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 2008 - 2018 

1. Dân kinh doanh, đầu tư giai đoạn 2008-2013 đều hiểu rằng tình hình kinh tế trong giai đoạn này cực kì khó khăn, điển hình năm 2011 mức lạm phát cả năm mà báo chí công bố là 18,58%, mức lãi suất cho vay phi sản xuất vượt mốc 20%/năm, một thời kì làm biết bao doanh nhân và nhà đầu tư điêu đứng.

2. Vậy tại sao năm 2011 lạm phát cao như vậy?
- Năm 2006 - 2007 ở Việt Nam lượng tiền tạo ra từ máy tính là 10T tương ứng có 1.000 doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mới.
- Năm 2007 - 2009 ở VN lượng tiền từ máy tính chỉ còn lại 3T tương ứng có 300 doanh nghiệp sản xuất.
- Năm 2009, VN tung ra gói kích thích kinh tế và tạo ra thêm 7T tiền từ máy tính + 3T còn lại là 10T nhưng chỉ có 500 (200 doanh nghiệp mới thành lập) doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Lượng tiền 10T này chạy chủ yếu vào chứng khoán là 5T và chạy vào các doanh nghiệp sản xuất 5T tương ưng với 500 doanh nghiệp: do đó năm 2009-2010 chưa có lạm phát ở mức cao.
- Năm 2011, lượng tiền từ chứng khoán 5T chạy vào sản xuất kinh doanh nâng tổng số tiền vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là 10T và chỉ có 500 doanh nghiệp còn hoạt động. Đáng lẻ lượng tiền 10T thì tương ứng 1.000 doanh nghiệp hoạt động, nay chỉ còn 500 à, tức tiền thì quá nhiều, hàng hóa sản xuất ra thì quá ít do đó năm 2011 lạm phát tăng ở mức cao nhất.

Sắp tới năm 2022-2023 giống như năm 2011 vậy.


=============================================

LESSON 3:  Chu kỳ kinh tế khoảng 9-10 năm, gồm 4 giai đoạn:

- Phát triển: giai đoạn yên ổn làm ăn, lạm phát và lãi suất tăng nhẹ và tăng đều qua các năm.
- Hưng thịnh : sau 1 thời gian tích lũy ai ai cũng có 1 đống tiền, và khi ai ai cũng có tiền thì phải tiêu xài hưởng thụ, ai ai cũng muốn mua bán, và đầu tư 1 cái gì đó điển hình là bất động sản, chứng khoán, vàng ... mở rộng kinh doanh hàng hoá, dịch vụ..... các kênh đầu tư tăng giá 1 cách điên cuồng.
- Khủng hoảng : Lượng tín dụng ( tiền điện tử, tiền mặt ,....) lưu thông ngoài thị trường quá nhiều dẫn đến lạm phát tăng cao, lãi suất tăng cao, dòng tiền bất ổn, bong bóng phình to sau khi các kênh đầu tư tăng giá điên cuồng và cuối cùng là khủng hoảng xảy ra.
- Hồi phục : hàn gắn vết thương, xoa dịu nổi đau, lạm phát thấp, lãi suất ưu đãi,....
Ví dụ các giai đoạn kinh tế trong quá khứ
- Khủng hoảng kinh tế năm 2008-2011
- Hồi phục năm 2012-2013
- Phát triển năm 2013-2017
- Hưng thịnh năm 2018-2019

=============================================

LESSON 4:  Quy Trình Xảy Ra Khủng Hoảng Kinh Tế 


Bước 1: Mở rộng nguồn cung tín dụng với lãi suất cực thấp cho các hoạt động sản xuất, các ngành công nghiệp…tiền được bơm ra thị trường ngày càng nhiều, các ông trùm thu mua các tài sản tài chính.

 

Bước 2: với nguồn cung tiền nhiều, các ông trùm thiết kế các trò chơi với các tài sản tài chính (chứng khoán, bất động sản,… ) và các hàng hóa như vàng, dầu, tiền tệ. Họ tự tạo ra nhu cầu ảo để đẩy giá tài sản lên cao nhằm thu hút dòng tiền từ các quốc gia có thặng dư vốn, nhà đầu tư giàu có.

 

Bước 3: Họ chọn thời điểm khi người chơi dồn hết tiền vào các tài sản tài chính, tâm lý toàn cầu lạc quan cực độ, họ dùng IMF, WB, …để dự báo kinh tế thế giới rất tốt. Sau đó họ lặng lẽ bán hết tài sản tài chính ở vùng đỉnh, sử dụng hợp đồng quyền chọn bán để bán các tài sản ở vùng đỉnh.

 

Bước 4: Cho bong bóng tài sản rơi, tung tin khủng hoảng kinh tế thế giới ra truyền thông, tạo ra sự hoảng loạn.

 

Bước cuối cùng: Thu lợi nhuận từ các chiến thuật

- Mua vùng đáy bán vùng đỉnh.

- Mua hợp đồng bán khống cổ phiếu ở vùng đỉnh.

- Thúc ép quốc hội cứu nền kinh tế, bằng cách bơm tiền ra giúp các nhà băng lớn, tập đoàn lớn (thuộc sở hữu của các ông trùm) khi họ giả vờ công bố lỗ, vay được tiền với lãi suất rẻ mạt.

- Cuối cùng dùng tiền từ các nhà băng lớn, với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn kinh tế trì trệ sau khủng hoảng để đi mua các tài sản tài chính, các công ty với giá siêu rẻ và lên kế hoạch cho đợt tăng trưởng và khủng hoảng tiếp theo.


=============================================

LESSON 5:  BẢN CHẤT CỦA LÃI VAY

Hiểu rõ bản chất thực sự của lãi vay khi bạn dự định vay ngân hàng mua xe ô tô, mua bất động sản, đầu tư chứng khoán…

Giả sử bạn vay ngân hàng 1 tỷ VND với lãi suất “ưu đãi” 8%/năm theo thị trường nhé. Khi lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất cho vay tăng + biên độ cỡ 4%. Lãi suất cơ bản sẽ tăng mạnh khi có lạm phát cao xảy ra.

Các khoản chi phí bạn sẽ phải đóng khi vay tiền:

– Mua bảo hiểm 50 triệu (không mua thì hồ sơ khoản vay khó được duyệt).

– Cho nhân viên tín dụng phê duyệt hồ sơ > 5 – 10 triệu nếu trường hợp của bạn khó vay.

– Một tháng bạn phải trả: Lãi 8 triệu + 13 triệu tiền nợ gốc = 21 triệu.

Như vậy, cầm tiền chưa kịp nóng tay thì bạn đã mất 55 – 60 triệu (0,5% của số tiền vay 1 tỷ rồi).

Mỗi tháng bạn phải trả ~ 21 triệu (gốc + lãi), tức là khoảng 17 – 21% / năm trong thời gian 1 – 3 năm đầu tiên, chứ không phải 8% lãi suất như ngân hàng hứa hẹn đâu nha.

Nhiều người cứ nghĩ đơn giản mỗi tháng trả 8 triệu tiền lãi trên 1 tỷ VND thôi chứ họ không tính luôn tiền trả gốc giảm dần hàng tháng, cộng lại cỡ 17 – 21 triệu.

Do đó, khi xác định đi vay 1 tỷ VND với lãi suất 8%/năm, tức là 1 năm bạn phải kiếm lời (trên) > 17 – 21% số tiền 1 tỷ VND để trả ngân hàng.

Đó là khi bạn vay mua ô tô, mua nhà (có tài sản thế chấp), còn vay kinh doanh, tiêu dùng khác thì chi phí còn cao hơn nữa, lãi suất cao hơn nữa. 


=============================================

LESSON 6: CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM ?

Dòng tiền của công ty bảo hiểm hoạt động thế nào, sẽ giải thích ngắn gọn như sau.

Vào một ngày đẹp trời, lãnh đạo các ngân hàng ngồi suy nghĩ. Nhỡ may những người gửi tiền và vay nợ ngân hàng mình chết đi, thì tài sản họ gửi và tài sản đảm bảo thuộc về ai?

Giới Tài phiệt ngân hàng “phát minh” ra việc nên lấy mạng người để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay hay thế chấp mạng người để được vay tiền.

Vì vậy, ngân hàng cho ra đời mảng bảo hiểm. Hiểu đơn giản, bảo hiểm chính là “con ruột” của ngân hàng.

Mục đích bảo hiểm của ngân hàng là kêu mọi người nộp tiền vào công ty bảo hiểm để được bảo vệ tính mạng của mình.

Nhưng công ty bảo hiểm là loại hình công ty TNHH và che dấu thân phận mình là con ruột của ngân hàng, đến một lúc nào đó huy động được một khoản tiền lớn thì giới Tài phiệt ngân hàng sẽ cho công ty bảo hiểm phá sản và cướp tiền của người dân.

Vì lượng tiền của người mua bảo hiểm ngày càng lớn nên công ty bảo hiểm có lượng tiền mặt nhiều và họ sẽ có 2 hướng sử dụng dòng tiền mặt này:

1. Đem tiền đi đầu tư chứng khoán, BĐS, Vàng… với mục tiêu Thua Lỗ. Vì để rút tiền từ nguồn này chạy qua công ty (sân sau) khác.

2. Nếu công ty bảo hiểm muốn phát triển bền vững thì cho các quỹ đầu tư lớn vào mua cổ phần và dùng lượng tiền này để đầu tư có lời.

Kết luận: Ngân hàng lập ra công ty bảo hiểm với mục đích hù dọa con người phải đem tiền để mua bảo hiểm (đối với những ai chưa chịu đem tiền gửi ngân hàng). Và cuối cùng công ty bảo hiểm đem tiền đó về cho ngân hàng. Quy trình đơn giản không ngờ nhỉ?


Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg