Tâm lý học hành vi và Tài chính hành vi là kiến thức dành cho cấp quản lý Nhà nước nên không được dạy ở trường đại học.
Tài chính hành vi sẽ chỉ ra các quy luật tăng giảm của một thị trường nào đó.
Tài chính hành vi (Behavioral Finance) là một lĩnh vực thuộc kinh tế học hành vi với mục đích nghiên cứu lý do tại sao mọi người lại đưa ra một lựa chọn tài chính nhất định.
Tài chính hành vi là một lĩnh vực thuộc kinh tế học hành vi, đề xuất các lý thuyết dựa trên tâm lí học để giải thích sự kiện bất thường trên thị trường chứng khoán, chẳng hạn như sự tăng hoặc giảm giá cổ phiếu.
Mục đích của tài chính hành vi là xác định và tìm hiểu lý do tại sao mọi người lại đưa ra lựa chọn tài chính nào đó. Tài chính hành vi giả định rằng cấu trúc thông tin và đặc điểm của những người tham gia thị trường ảnh hưởng một cách có hệ thống đến các quyết định đầu tư cũng như kết quả thị trường.
Tài chính hành vi giải thích những hiện tượng này bằng cách kết hợp những hiểu biết khoa học về lý luận nhận thức với lý thuyết kinh tế và tài chính thông thường. Cụ thể hơn, Tài chính hành vi nghiên cứu những thành kiến trong tâm lý của con người.
Dù thành kiến có tầm quan trọng và mục đích trong thường ngày, chúng cũng có thể dẫn đến các quyết định đầu tư phi lý. Sự hiểu biết về thành kiến trong một tập thể đưa ra lời giải thích rõ ràng hơn về lý do tại sao hiện tượng bong bóng (mua vào quá nhiều) và hoảng loạn (bán quá nhiều) lại xảy ra.
Ngoài ra, các nhà đầu tư và quản lý danh mục đầu tư thu được lợi ích trong việc tìm hiểu Tài chính hành vi, không chỉ để tận dụng biến động của thị trường chứng khoán mà còn giúp họ nhận thức rõ hơn về quá trình ra quyết định của chính bản thân.
Tài chính hành vi bao gồm bốn khái niệm chính: kế toán nhận thức, hành vi bầy đàn, thả neo và tự đánh giá cao.
– Kế toán nhận thức đề cập đến xu hướng mà mọi người phân bổ tiền cho các mục đích cụ thể.
– Hành vi bầy đàn chỉ ra rằng mọi người có xu hướng bắt chước các hành vi tài chính của nhóm người chiếm đa số.
– Thả neo đề cập đến việc gắn một mức giá cho một mặt hàng tham khảo trong khi mua sắm hoặc chi tiêu, ví dụ như hành động trả nhiều tiền hơn cho những quần áo được coi là tốt hơn.
– Tự đánh giá cao đề cập đến xu hướng các nhà đầu tư tự cho mình giỏi hơn những người khác hoặc giỏi hơn một người bình thường. Ví dụ, các nhà đầu tư có thể tin rằng mình là một chuyên gia khi khoản đầu tư hoạt động hiệu quả và chối bỏ sự tham gia của mình khi khoản đầu tư thua lỗ.