#cafekinhdoanh

Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó." Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?" Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó! Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn." Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.

FED LÀ GÌ ? CÁCH FED VẬN HÀNH NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI




====================================
LESSON 1: 

Trong bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về Fed .

Tại sao lại gọi Fed là :

Nhà cái số 1 thế giới

Ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới

Tổ chức tài chính quyền lực nhất ở phố wall


1. FED là gì ?

FED (Federal Reserve System) là ngân hàng trung ương lớn nhất tại Mỹ, thành lập từ 23/12/1913 dưới thời của tổng thống mỹ Woodrow Wilson .

Mục đích thành lập :

1. Thực thi chính sách tiền tệ bằng cách tác động đến chính sách tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn.

2. Giám sát các tổ chức ngân hàng để đảm bảo hệ thống tài chính quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm tín dụng cho người dân .

3. Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro có thể phát sinh trên thị trường tài chính

4. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính phủ Hoa Kỳ & các tổ chức nước ngoài .

FED là ngân hàng trung ương hoạt động độc lập và không chịu bất cứ kiểm soát hay quyết định nào từ chính phủ.

Nhờ vậy, các phán quyết đưa ra sẽ không phục vụ lợi ích cho 1 phe phái nào hết mà chỉ phục vụ

cho người dân và các lợi ích xã hội .


2. Cơ cấu tổ chức của FED

Fed bao gồm 

Hội đồng thống đốc : gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định.

 Nhiệm vụ là định hướng hoạt động và nắm quyền quyết định cao nhất .

Ủy ban thị trường FOMC : gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh . Nhiệm vụ là ban hành , đánh giá , giám sát hoạt động của ngân hàng thành viên .

Các Ngân hàng và chi nhánh của Fed :Gồm 12 ngân hàng lớn được đặt tại các thành phố lớn của Mỹ với nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ mà Fed đưa ra.


3. Cách thức FED vận hành nền kinh tế :

3.1 Tăng /giảm lãi suất : cũng chính vì USD là đồng tiền chủ chốt của thế giới, nên việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chính sách tiền, tới các hoạt động của kinh tế và doanh nghiệp.

Ví dụ :

Fed Giảm lãi suất .

Người dân : rút tiền ra khỏi ngân hàng vì lãi quá ít . Họ sẽ dùng tiền này vào công việc kinh doanh , đầu tư hoặc tiêu dùng .

=> Tiền của người dân là thu nhập của doanh nghiệp

Doanh nghiệp : dễ dàng vay vốn để phát triển công việc kinh doanh .

=> Doanh nghiệp phát triển thì người dân có nhiều việc làm hơn

=> Người dân có việc làm ổn định , thu nhập cao và có nhiều tiền mặt để đầu tư kinh doanh .

Họ sẽ có nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ nhiều hơn .

=> Họ sẽ đóng thuế nhiều hơn :

Mua xe hơi , xây nhà,.. đều phải đóng thuế

Các mặt hàng tại siêu thị đều đã được tính thuế VAT

Đi chơi qua các trạm thu thuế cầu đường

=> Giúp cho chính phủ có thêm nguồn thu để tiếp tục xây dựng đất nước

( Mặt trái là ở một số nước kém phát triển hoặc đang phát triển thì số tiền đó thường bị bòn rút vào tài khoản của các Sếp )

Lúc này nhà nước sẽ thu được nhiều thuế từ người dân và doanh nghiệp .

Nhà nước lúc này sẽ dùng tiền vào 2 mục đích chính :

 - Tái thiết đất nước

 - Trả nợ

Tái thiết đất nước ở đây chúng ta hiểu đơn giản là :

– Nâng cấp cơ sở hạ tần phục vụ nhân dân 

– Nâng cấp hệ thống quốc phòng

– Mở rộng giao thương với nước ngoài

– Trợ cấp , hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp

Chính phủ khi họ cần tiền để tái thiết đất nước ( đặc biệt vào những thời suy thoái kinh tế) Họ sẽ bán trái phiếu chính phủ cho các tổ chức :

Fed 

Nhà đầu tư

Nước ngoài

( Trái phiếu có nhiều nét giống với cổ phiếu , nhưng là do nhà nước phát hành

không phải do doanh nghiệp )

=> Hậu quả của việc giảm lãi suất

Fed phải in thêm tiền rất nhiều để cho doanh nghiệp vay ( Vì người dân không gửi tiền vào ngân hàng khi lãi suất tiết kiệm thấp )

Fed phải in thêm tiền cho các ngân hàng nhỏ vay .

=> khi cho vay tiền mặt mà chưa thu về ngay được sẽ tạo ra : Tín dụng

=> Tiền tăng giá cả , nhưng giá trị lại giảm đi ( lạm phát)

Theo thời gian sẽ dễ hình thành chu kỳ nợ dài hạn => Tạo ra bong bóng

=> Khi có nhiều bong bóng thì khả năng khủng hoảng cao .

3.2 Quy định lượng tiền mặt dữ trữ : Fed có rất nhiều các ngân hàng cấp dưới, vì thế khi FED đưa ra các chỉ thị về khối lượng tiền mặt dự trữ sẽ làm cho các ngân  hàng này buộc phải tuân thủ.

Việc quy định lượng dữ trữ tiền mặt sẽ khiến cho các ngân hàng sẽ không thể cho vay nhiều hơn , thay vào đó là các động thái để thu tiền về. 

Cách đơn giản nhất là tăng lãi suất và ngưng in tiền

3.3 Mua /bán trái phiếu chính phủ: việc mua trái phiếu chính phủ sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông, điều này dẫn đến lãi suất giảm cũng như kích thích việc chi tiêu và vay ngân hàng gia tăng. Nên trong trường hợp ngược lại khi FED bán trái phiếu sẽ làm lượng tiền lưu thông ít đi, khiến cho lãi suất tăng cao, gây khó khăn cho ngành tài chính.

Fed mua trái phiếu chính phủ : Là hình thức gián tiếp đưa tiền cho chính phủ vay để tái thiết đất nước .

Fed cũng bán trái phiếu chính phủ bằng cách : vay tiền của nhà đầu tư bằng cách đặt cọc trái phiếu chính phủ . Khi đến hạn Fed sẽ hoàn trả tiền gốc + lãi cho nhà đầu tư để thu trái phiếu về .

Lưu ý : Fed không bán trực tiếp , mà sẽ bán dưới hình thức “đặt cọc” cho nhà đầu tư ( phân nữa là nhà đầu tư nước ngoài )


4. FED và những tác động to lớn đến nền kinh tế thế giới :

Đồng dollar là đồng tiền mạnh nhất và được tất cả các quốc gia dự trữ để giao thương . 

Vì Fed là tổ chức duy nhất được phép phát hành và quản lý đồng đô .

Nên mọi quyết định của Fed đều ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của các đồng tiền khác .

Tất cả các hàng hóa : vàng , dầu , nông sản,.. đều được tính giá trị bằng đông đô la, 

Vì thế Fed đã gián tiếp tác động lên nền kinh tế thế giới qua các chính sách tiền tệ của họ .

Fed và các ngân hàng mỹ là nơi dự trữ tiền dollar và vàng lớn nhất thế giới . 

Rất nhiều nhà đầu tư gửi vàng tại mỹ vì họ cho rằng mỹ là quốc gia an toàn để cất giữ tài sản giá trị cao .

Ngoài ra mỹ cũng dự trữ dollar rất nhiều để cho các nước đồng minh vay vốn phát triển giao thương .


5. FED tác động đến thị trường Forex như thế nào ?

Ví dụ : Fed giảm lãi suất

USD tăng giá cả – yếu giá trị

Các cặp tiền tệ với USD là đồng yết giá dạng USD/XXX sẽ giảm sâu.

Các cặp tiền tệ với USD là đồng định giá dạng XXX/USD sẽ tăng mạnh.

Các sản phẩm khác như vàng , dầu , chứng khoán sẽ biến động mạnh . 

Nhưng hướng lên xuống muốn chắc chắn thì cần xem xét nhiều yếu tố khác .


====================================

LESSON 2: 
Mỗi lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất, kinh tế thế giới lại rung động
Chỉ mới 10 ngày đầu năm 2016, 2.500 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu (riêng chứng khoán Trung Quốc là 1.800 tỷ USD). Nhiều nhà kinh tế đã lên tiếng cảnh báo, nền kinh tế thế giới đang tiến sát tới “bờ vực khủng hoảng”. Người ta đã gắn các cuộc khủng hoảng tài chính với chu kỳ tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Lần gần đây nhất với việc tăng lãi suất năm 2004 - 2006 đã làm rủi ro thị trường dưới chuẩn của Mỹ tăng lên, dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
1. Chu kỳ tăng lãi suất 1980 - 1982 – 1986
Tháng 06/1981, FED đã tăng lãi suất 20% và giảm phát hành từ 12,5% xuống 1,1% vào năm 1986. Lạm phát đã được đẩy lùi. Nhưng chính chu kỳ nâng lãi suất này đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ công tại các quốc gia Mỹ Latinh những năm 1980 được xem là cuộc khủng hoảng nợ công đầu tiên trong lịch sử kinh tế hiện đại. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mexico (1982) khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng đều không tránh khỏi vòng xoáy này: Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986, 1987) và Ecuador (1982, 1984). Nguyên nhân là do họ đã đi vay rất nhiều USD giá rẻ từ Mỹ. Khi FED tăng lãi suất thì các quốc gia đó trở thành vỡ nợ. 
2. Chu kỳ tăng lãi suất 1994 – 1997
Chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất cho vay xuống thấp) và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài vì đầu tư ở trong nước nhận được mức lãi suất thấp. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á để hưởng mức lãi suất cao hơn. Trong giai đoạn 1990 - 1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển tăng 5 lần, từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng vốn này, chiếm tới 60% tổng vốn. Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài, đó là các khoản vay ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn - dưới một năm.
Đến năm 1994, FED đã tăng lãi suất lên gấp đôi: Từ 3% lên 6%/năm. Đến 1997, các  nhà đầu cơ Mỹ đã thực hiện liệu pháp “bán khống” làm cho các thị trường chứng khoán từ Thái Lan đến Hàn Quốc, từ Indonesia đến Hongkong sụp đổ. Cuộc khủng hoảng đã làm châu Á thiệt hại khoảng 3.000 tỷ USD.
3. Chu kỳ tăng lãi suất 2004 – 2007
Sau cuộc khủng hoảng châu Á, FED đã duy trì lãi suất siêu thấp 1% khá dài. Trong thời gian đó, các nước đã vay nợ với mức độ khủng khiếp ước tính khoảng 55.000 tỷ USD. Dù vay ở Mỹ hay ở ngoài nước Mỹ đều được tính nợ bằng USD. Hiện tượng đô la hóa nợ càng làm cho FED có cơ hội phát hành đồng USD dồi dào, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2002, FED bắt dầu tăng lãi suất lên 2,5% và đến năm 2004 lên đến 5,5%. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà dất dưới chuẩn bùng nổ. Cuộc khủng hoảng này ước tính thiệt hại khoảng 1.200 tỷ USD, nhưng FED đã in thêm 16.000 tỷ USD cùng với 4.000 tỷ USD ngân sách của các quốc gia được huy động để cứu trợ ngành ngân hàng.
Quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế tổng thể
Đến đây các bạn có thể đặt câu hỏi: Tại sao mỗi lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lại gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng? Quy luật cho các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là gì? Điều gì đằng sau cánh cửa lấp lánh của hệ thống tài chính trên toàn thế giới? Để giải thích được vấn đề này, chúng ta phải tìm hiểu cách thức vận hành của hệ thống tài chính. Các sự thật hiển nhiên được thừa nhận là:
Sự thật thứ nhất:
Toàn bộ hệ thống kinh tế của chúng ta dựa trên nợ. Không có nợ, có rất ít hoạt động kinh tế xảy ra. Chúng ta cần vay tiền để mua nhà của chúng ta, chúng ta cần vay tiền mua ô tô và cần thẻ tín dụng để mua sắm trong mùa lễ.
Sự thật thứ hai:
Vậy thì tất cả nợ nần đến từ đâu? Nó đến từ các ngân hàng. Các ngân hàng in các tờ tiền giấy ra để chúng ta vay nợ làm ăn kinh doanh, mà trong thuật ngữ của ngành ngân hàng được gọi là giấy bạc ngân hàng (bank note). Các bạn có thể nói rằng các ngân hàng lấy từ từ người này cho người khác vay. Nhưng sự thật là sau khi chế độ bản vị vàng – chế độ mà người dân có thể đem những tờ tiền giấy đến hệ thống ngân hàng để đổi lấy số vàng & bạc  tương ứng được ghi – bị loại bỏ theo cam kết tại Hiệp định Bretton Woods vào năm 1971, thì gần như tất cả các đồng tiền trên hành tinh này đang vị kiểm soát bởi hệ thống ngân hàng trung ương. Nếu các bạn mạng một tờ tiền không do ngân hàng trung ương in ra đem đi thanh toán thì các bạn phạm tội in tiền giả và phải đi tù. Không có hành động in tiền giấy của hệ thống ngân hàng thì không hề có bất cứ đồng tiền nào trong lưu thông.


Sự thật thứ ba:
Chính sách phát triển kinh tế mà các nước thực hiện được “rao giảng” hằng ngày trên phương tiện truyền thông và trong các trường học là in tiền – hạ lãi suất cho vay xuống để người dân dễ dàng vay tiền kinh doanh làm ăn. Chuyên gia kinh tế Geoffrey Pike đưa ra con số cụ thể hơn khi đề cập đến việc lượng USD đang lưu chuyển trên thế giới không lý giải được nguồn gốc cụ thể đã lên tới 200.000 tỷ USD. Dĩ nhiên không có chuyện tiền được bơm miễn phí cho người dân mà người dân phải trả một khoản lãi suất được cho là chi phí hợp lý của việc đi vay tiền.
Chúng ta đã nhắc đến 3 sự thật hiển nhiên. Và bây giờ với 3 sự thật hiển nhiên này chúng ta sẽ đến với nghịch lý vĩ đại của hệ thống ngân hàng: lãi suất. Để nắm bắt được nghịch lý vĩ đại này, chúng ta hãy đến với quá trình lưu thông của một tờ giấy bạc ngân hàng (bank note) trong nền kinh tế tổng thể:
Bước 1: Giả dụ nguời dân đến ngân hàng vay một lượng tiền là 10 tỷ USD chẳng hạn. Ngân hàng in ra một lượng giấy bạc ngân hàng là 10 tỷ USD cho người dân vay với lãi suất 5% và người dân được yêu cầu hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định.
Bước 2: Người dân mang 10 tỷ USD giấy nợ ngân hàng đem vào lưu thông trao đổi mua bán hàng hóa. Những tờ giấy nợ ngân hàng hiện đang đi vào lưu thông, chuyển từ người đi vay ban đầu sang người khác, như trả lương cho lao động, để đổi lấy nguyên vật liệu, như thuế, … Vòng đi vòng lại, qua hết tay người này rồi đến người khác, nhưng 10 tỷ USD giấy nợ ngân hàng (bank note) vẫn là một khoản nợ mà người dân mắc nợ ngân hàng trung ương với lãi suất 5%.

Bước 3:  Đến ngày trả nợ cả khoản tiền gốc 10 tỷ USD và khoản tiền lãi 10 tỷ USD × 5% = 500 triệu USD. Câu hỏi đặt ra là hệ thống ngân hàng chỉ in ra 10 tỷ USD giấy nợ ngân hàng, thì người dân lấy đâu ra khoản tiền 500 triệu USD để trả nợ ngân hàng?

Người dân lấy đâu ra 500 triệu đô – la để trả nợ khi hệ thống ngân hàng chỉ in ra 10 tỷ đô - la
Chỉ có 2 cách để người dân trả nợ. Một là họ đem vàng & bạc thật, hoặc những tờ tiền giấy nợ ngân hàng (bank note) mà trước đây có thể đem đến ngân hàng trung ương đổi lấy vàng & bạc thật tương ứng để trả nợ. Nhưng thực tế ngày nay không ai mang vàng & bạc hoặc những chứng chỉ vàng & bạc đi trả nợ ngân hàng nữa?
Câu trả lời đó là cách thứ hai: phải có một người nào đó vay 500 triệu đô – la từ hệ thống ngân hàng trung ương với lãi suất 5% để kinh doanh làm ăn, sau đó qua quá trình giao dịch mua bán đưa cho những người vay 10 tỷ đô – la khoản tiền 500 triệu đô - la này để trả nợ. Thực tế thì sẽ có nhiều người đến vay ngân hàng trung ương với các số tiền khác nhau và có thể nhiều hơn 500 triệu nhưng phải luôn có ai đó đến vay ngân hàng thì các khoản trả nợ lãi suất mới được thanh toán. Và đó chính là bản chất của hệ thống ngân hàng trung ương: không hề có đủ số tiền để tất toán toàn bộ các khoản nợ và người dân phải mắc những món nợ mới để trả những món nợ cũ tạo ra một quá trình nợ tái nợ không có điểm dừng. 

Người dân phải đến hệ thống ngân hàng quốc doanh vay mượn tiếp để trả khoản nợ tạo ra quá trình nợ chồng nợ không có điểm dừng.
Đây không phải là điều bịa đặt. Vào ngày 21/05/2015, nhà kinh tế Michael Snyder đã đau đáu suy nghĩ cách làm sao Hoa Kỳ có thể trả được khoản nợ lên tới hơn 58 nghìn tỷ đô-la Mỹ và anh đã phát hiện ra một sự thật kinh hoàng: nước Mỹ không có đủ tiền để trả nợ vì tổng cung tiền M3 của Hoa Kỳ chỉ là khoảng 17 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Số lượng tiền in ra luôn nhỏ hơn số tiền cần tương ứng để trả nợ - đó luôn là bản chất thực sự của hệ thống tài chính.

Theo báo cáo Giám sát nợ toàn cầu năm 2017 của Viện Tài chính Quốc tế - The Institute of International Finance (IIF), khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới. Nói cách khác, chúng ta có thể nắm giữ không tiêu dùng từng sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trên toàn bộ hành tinh trong năm nay, năm sau và năm sau nữa và vẫn không đủ để trả hết nợ! Đây là các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính. Hình thức đi vay của các quốc gia là phát hành trái phiếu chính phủ, của giới kinh tế tư nhân là vay nợ ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Số nợ đã tăng từ mức 149 nghìn tỷ USD năm 2007 (tương đương 276% GDP) lên mức 217 nghìn tỷ USD thời điểm hiện tại!

Khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới.
Theo các bạn chúng ta có thể trả hết món nợ này không! Câu trả lời là không bao giờ! Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, tất cả đều được xây dựng trên cùng một nguyên tắc.
Cơ chế nới lỏng – siết chặt: bản chất thật sự của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Đến đây chắc các bạn đã hiểu nguyên nhân xâu xa của các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Đó là nằm ở cơ chế vận hành gồm 2 chính sách kế tiếp nhau - nới lỏng và siết chặt - tạo thành một vòng khâu, bắt đầu từ việc in tiền và kết thúc bằng cuộc khủng hoảng tài chính. 
Bước 1: Hạ lãi suất
Với lý do kích thích nền kinh tế phát triển các ngân hàng trung ương hạ lãi suất cho vay – in tiền để người dân vay nợ kinh doanh làm ăn. Mọi người hồ hởi vay tiền giá rẻ mua bán mà quên đi gánh nặng phải trả nợ. Các giao dịch được thực hiện liên tục, nhu cầu mua bán cao hơn bình thường do lượng tiền dư thừa được tung ra làm giá cả hàng hóa tăng lên – điều mà chúng ta hay gọi là lạm phát, gây ra trạng thái bong bóng kinh tế.
Bước 2: Nâng lãi suất
Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bong bóng, với lý do kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương thực hiện các biện pháp hút đồng tiền trong lưu thông về và nâng cao lãi suất. Các bạn nhớ cho rằng bản chất là không hề có đủ tiền để tất toán toàn bộ các khoản nợ và người dân phải mắc những món nợ mới để trả những món nợ cũ. Khi đó nếu lượng tiền mặt bị thiếu hụt và chi phí đi vay – lãi suất ở mức cao thì việc vỡ nợ và phá sản là đương nhiên. Ai được hưởng lợi trong quá trình này: chính là các ngân hàng vì trong điều kiện các khoản vay nếu người vay không trả được nợ anh ta phải thế chấp bằng một tài sản thật. Nhưng điều đáng buồn là việc anh ta không biết rằng việc vỡ nợ của anh ta là không hề tránh khỏi! Rốt cuộc, người chịu thiệt ở đây luôn là người dân khi phải sung tài sản cho các ông chủ nhà bằng!
Chúng ta hãy lấy ví dụ bằng chu kỳ tăng lãi suất 1980 - 1982 – 1986 của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Sau khi bãi bỏ chế độ bản vị vàng theo cam kết tại Hiệp định Bretton Woods vào năm 1971, đồng USD đã mất giá tới 50%. Với lý do kích thích nền kinh tế tăng trưởng bằng con đường xuất khẩu, FED đã thực hiện phá giá đồng USD bằng cách hạ lãi suất - in tiền để gây lạm phát. Giá hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trở nên rẻ hơn so với Đức và Nhật Bản vào lúc đó.
Tuy nhiên, tháng 6/1981, FED đã tăng lãi suất 20% và điều này đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ công tại các quốc gia Mỹ Latinh những năm 1980. Nguyên nhân là do họ đã đi vay rất nhiều USD giá rẻ từ Mỹ. Khi FED tăng lãi suất thì các quốc gia đó trở thành vỡ nợ. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mexico (1982) khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng đều không tránh khỏi vòng xoáy này: Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986, 1987) và Ecuador (1982, 1984). Thực tế các quốc gia này không bao giờ có thể trả hết nợ, việc FED nâng lãi suất được ngụy trang bởi lợi ích kinh tế của Mỹ chỉ làm quá trình vỡ nợ của các quốc gia này nhanh hơn mà thôi. 
Tôi đảm bảo với các bạn không có bất kỳ nhà kinh tế học hay giảng viên kinh tế nói về bản chất này với dân chúng và các sinh viên. Các sách giáo trình kinh tế hay các học thuyết chỉ giúp mọi người củng cố niềm tin hơn vào hệ thống kinh tế này như một dạng tẩy não có hệ thống.



Chúng ta thực sự là những con cừu bị dẫn dắt trong thế gian
Nhưng đây mới là thông tin rất đặc biệt mà tôi muốn nhắn gửi với các bạn. Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) không phải là sở hữu của chính phủ Hoa Kỳ. FED đóng vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ bản vị vàng trên thế giới và nó thuộc sở hữu tư nhân (a corporation independent privately owned)! FED gồm 12 ngân hàng FED khu vực và mỗi ngân hàng đều thuộc sở hữu tư nhân.
Khi cả thế giới hỏi tại sao Mỹ lại sử dụng một tổ hợp ngân hàng tư nhân để in tiền thì lý do được dùng để biện minh là chính phủ không đủ khôn ngoan! Và nếu chính phủ được phép in tiền, họ sẽ tạo ra quá nhiều và gây bất ổn cho thị trường. Do đó FED sẽ gồm nhiều bên sở hữu để có thể kiểm tra “chéo nhau” trong việc in tiền. Tuy nhiên lời hứa của FED với thành tích in tiền vô tiền khoáng hậu của họ thì thật là mâu thuẫn với nhau. Đồng đô - la đã bị giảm giá trị tới 96% từ năm 1913 khi FED được thành lập. Tức là gần như sắp mất hết giá trị! Khoản tiền 2000 đô - la ngày nay chỉ mua được món đồ trị giá có 100 đô - la của năm 1913! Khoảng những năm 1990, cung tiền đô - la Mỹ là 7 tỷ đô - la, hiện nay cung tiền đô – la Mỹ là khoảng 13.291 tỷ đô – la! FED đúng là “phét”!

Sức mua của đồng đô-la Mỹ từ tháng 1/1913 đến nay.
Cổ đông lớn nhất của FED là ngân hàng Dự trữ Liên Bang của New York [53% cổ phần]. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ mà FED thực hiện sẽ chịu sự tác động lớn nhất của Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York, bởi FED chủ yếu giao dịch với các ngân hàng và định chế tài chính lớn tại New York. Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York được điều hành bởi một hội đồng quản trị và thống đốc do các cổ đông chứ không phải các chính trị gia bầu ra, mà những cổ đông này lại do các ngân hàng lớn ở New York kiểm soát (Citibank và J.P. Morgan Chase nắm đa số cổ phần). Kết quả là dường như có một “FED bên trong FED” do các ngân hàng ở New York khống chế và tuân theo các mục tiêu của họ, bao gồm cả việc cấp tín dụng dễ dàng cho các gói giải cứu khi cần thiết. FED được chi phối bởi các nhà tài phiệt phố Wall là hậu duệ của J.P.Morgan, Rockefeller, đại diện của gia tộc Rothschild...
Kể từ khi thành lập đến nay, FED chưa bao giờ bị chính phủ kiểm toán vì năm 1975 dự luật H.R.4316 cho phép chính phủ kiểm toán FED được đưa ra Quốc hội, nhưng dự luật không qua được vì không đủ số phiếu. Thậm chí CIA (Cục tình báo Trung ương Mỹ) cũng đã báo cáo rất ít về các hoạt động bí mật của FED trước Quốc hội Mỹ. 
Vậy sau tất cả những thông tin có được các bạn có thể rút ra kết luận gì. Liệu có một nhóm người đang điều khiển kinh tế thế giới bằng việc kiểm soát hệ thống ngân hàng trung ương trên thế giới hay không? Có phải mục đích của họ chỉ nhằm bắt các người dân của từng quốc gia mắc vào món nợ không bao giờ có thể trả nổi không? Câu trả lời dành cho các bạn?

Liệu có một nhóm người đang kiểm soát nền kinh tế thế giới thông qua hệ thống ngân hàng trung ương ở các quốc gia?
Chu kỳ tăng lãi suất 2016 – 2020: dự báo một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới
Sau khủng hoảng tài chính 2007, FED đã duy trì lãi suất cơ bản siêu thấp ở mức 0%. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, số nợ nước ngoài của toàn bộ các quốc gia đang phát triển tăng từ 2,9 nghìn tỷ (2008) lên lên tới 7,4 nghìn tỷ USD (2016). Rõ ràng trong suốt một thập niên nới lỏng chính sách tiền tệ, FED đã “tiếp tay” cho các luồng vốn ồ ạt đổ vào những nền kinh tế có lãi suất cao hơn. Ngày 16/12/2015, FED bắt đầu công bố tăng lãi suất cơ bản 0,25% và chương trình tăng lên 3,25% đến năm 2020. Khác với các chu kỳ trước, FED kéo dài thời gian nâng lãi suất tới 4 năm. Đây là điềm báo cho một cuộc đổ vỡ nợ nần của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2016 – 2020.
Thực tế, tổng cộng 3 ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BoJ) đã bơm ra 13.000 tỷ USD kể từ năm 2008 và việc họ sắp sửa thực hiện các biện pháp tăng lãi suất, thu hẹp bảng cân đối sẽ tác động rất mạnh đến kinh tế thế giới.


====================================

LESSON 3:

FED là gì - Tại sao FED lại quyền lực nhất trong ngành tài chính?
https://youtu.be/o269tdLJLKc
 
Sự Thật Đen Tối Của FED và Hệ Thống PetroDollar..Tại Sao Chính Phủ Mỹ Không Có Quyền in Tiền Dollars
https://youtu.be/lTXko9TSmAc
 
FED, Một trong những đế chế tài chính luôn bí ẩn và tại sao chủ tịch FED luôn là người Do Thái?
https://youtu.be/IfJgJVm97NM

====================================
LESSON 4:  

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ đừng coi thường việc FED tăng lãi suất!

Các nhà đầu tư trong thời gian gần đây khá bi quan với tình hình tài chính chứng khoán nhưng họ vẫn rất hy vọng về việc lợi nhuận sẽ quay trở lại trong tương lai. Tuy nhiên các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng cần dè chừng với việc FED tiếp tục tăng lãi suất gần đây.

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung về lãi suất FED
Tìm hiểu chung về lãi suất FED

Lãi suất FED là gì ?

Lãi suất quỹ liên bang (Federal Funds Rate) do Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đặt ra. Đây là mức lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay trong một kỳ hạn rất ngắn.

Vai trò của lãi suất FED ?

Lãi suất FED dùng để kiểm soát tăng trưởng kinh tế Mỹ. Đây là mức lãi suất nền tảng và bất kỳ thay đổi nào trong lãi suất đều gây ra biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt là đồng USD.

Chuyện gì xảy ra khi FED điều chỉnh lãi suất?

  • FED điều chỉnh tăng: việc đi vay sẽ đắt đỏ hơn. Điều này đồng nghĩa là mọi khoản vay, từ mua nhà, mua xe, thẻ tín dụng, vay nộp học phí, vay đầu tư… đều sẽ tăng lên và tốn kém hơn.
  • FED điều chỉnh giảm: tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức mở rộng cơ hội vay vốn, kích thích và làm gia tăng cơ hội đầu tư. Thị trường kinh tế cũng sẽ sôi động hơn.

Tác động của việc FED tăng lãi suất lên các nhà đầu tư nhỏ

Tác động của việc FED tăng lãi suất lên các nhà đầu tư nhỏ
Tác động của việc FED tăng lãi suất lên các nhà đầu tư nhỏ

Cổ phiếu suy giảm

Trong chiến dịch của FED nhằm kiềm chế lạm phát bằng cách tăng lãi suất, khoảng 25% số tài khoản tại Vanguard đã từng mua hoặc bán cổ phiếu vào năm 2022, giảm 4% so với 29% vào năm 2021.

Thích nghi với thực tế mới

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ phải chấp nhận một thực tế là kỷ nguyên của lãi suất thấp đã kết thúc và nó có thể sẽ không quay trở lại trong một khoảng thời gian. 

Trong năm ngoái, FED đã tăng lãi suất cơ bản từ gần 0% lên khoảng từ 4,5% đến 4,75% và có thể sẽ tăng thêm trong tương lai.

Vấn đề lạm phát 

Công cụ Fedwatch của CME dự kiến sẽ tăng lãi suất trong tương lai dựa trên dữ liệu giao dịch. Gần như có thể chắc chắn rằng FED sẽ theo dõi đợt tăng lãi suất quý của tháng Hai với một đợt tăng lãi suất khác vào tháng Ba trong cùng quy mô.

Biến động trên thị trường tài chính

FED tăng lãi suất khiến hầu hết lãi suất trong nước đều tăng. Vì vậy áp lực tăng giá do chi phí vay vốn mới trả nợ bằng đồng USD tiếp tục tăng.

Lãi suất tăng khiến một số nhà đầu tư tìm cho mình những bài toán an toàn có mức độ rủi ro thấp.

Biến động trên thị trường chứng khoán

Chỉ số S&P 500 đã giảm 15% kể từ mức đỉnh vào tháng 1/2022, do các đợt tăng lãi suất của FED đã có tác động làm chậm nền kinh tế.

Đây là một quá trình chuyển đổi khó khăn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người đã mong đợi các món lợi nhuận béo bở trong thời kỳ đại dịch khi FED giữ lãi suất gần như bằng 0 để kích thích nền kinh tế.

Nhìn chung, một yếu tố quan trọng tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu là lãi suất FED. Để thích ứng với thị trường đang ngày càng cạnh tranh đầy khốc liệt này, các nhà tài chính không chỉ cần có tư duy nhạy bén để thích ứng mà còn cần sự cẩn trọng khi đưa ra mỗi quyết định đầu tư.









Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg