TUYỂN TẬP CÁC CÂU CHUYỆN ĐỊNH NGHĨA VỀ NHÀ CÁI
TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
=============================================
LESSON 1:
Họ điều khiển & tạo lập thị trường bằng cách nào ?
Khi bạn hiểu “nhà cái “ thật sự là ai , bạn sẽ hiểu tại sao mà :
“Người giàu ngày càng giàu , người nghèo lại ngày càng nghèo”
“Người giàu phất lên nhờ khủng hoảng , người nghèo bán nhà vì khủng hoảng”
“Tất cả những tay kinh doanh lớn đều chơi với các Nhà cầm quyền “
“ Tại sao các vị tổng thống , chủ tịch đều có những tài sản như đất đai , biệt thự ở nước ngoài”
“ Tại sao những người cầm đầu chính trị họ lại gửi tiền ở nước ngoài , mua đồ cổ , bích họa,..”
…..
Tuy nhiên đây là những kiến thức ngầm , được che đậy và ngụy trang qua lớp vỏ bọc truyền thông .
Nên có rất nhiều bạn hay đọc tin tức , các nguồn tài liệu của các bạn không đáng tin cậy.
Khi các bạn nghe 1 chia sẻ khác chiều vẫn có nhiều ý kiến phản bác.
Đơn giản nó chỉ là một tài liệu “kinh tế đầu tư”, Giúp những người đi tìm sự thật nhìn thấu được bên trong
Không mất tiền oan vì sự thiếu hiểu biết.
Đầu tiên chúng ta cần biết trên thị trường gồm có ai
(cấp bậc và sự ảnh hưởng mình sắp xếp từ cao xuống thấp).
1. Sở giao dịch – Uỷ Ban Chứng Khoán do nhà nước thành lập ( nhà tạo lập- tạo sân chơi )
1. Công ty chứng khoán (thành viên tạo lập thị trường – thu hút người tham gia).
1. Các Quan Chức chính trị.
1. Các nhóm tự doanh. ( Nhóm tự doanh chứng khoán là việc nhóm có khả năng tự mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình )
1. Các quỹ đầu tư, quỹ đầu cơ.
1. Các nhóm lái.
1. Các nhà đầu tư cá nhân .
Cách thức vận hành thị trường :
Sở giao dịch – Uỷ Ban Chứng Khoán sẽ chỉ đạo cho các thành viên tạo lập
Hiểu đơn giản là : cơ quan nhà nước chỉ đạo cho các sàn
(các sàn này đều có liên kết & chơi với nhau . Nhưng chỉ mấy xếp chơi với nhau thôi , còn lính lác ko có)
Các bộ phận tự doanh sẽ đại diện cho công ty điều phối thị trường, họ tạo ra vòng quay đầu cơ theo kiểu một cuộc đi săn .
Mà ở đó các thợ săn là Quan chức, quỹ , nhóm lái (nhóm khách vip có thế lực và tài chính )
Còn nhà đầu tư cá nhân là con mồi.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức vận hành của vòng quay đầu cơ.
Margin :Tạo đòn bẩy để con bạc say máu và nhanh chết hơn
IB : Nhà môi giới dẫn dụ con mồi bằng “các viễn cảnh tươi đẹp” khi đầu tư
Media : Báo chí , truyền thông phao tin .Đó là nguyên nhân trên thị trường chứng khoán có câu “mua vì tin đồn – bán vì sự thật” . Hãy cẩn thận và chọn lọc tin tức mà bạn được nghe.
Report : Báo cáo kinh tế , báo cáo tài chính bơm thổi
Hành trình đi săn
Các nhà tạo lập là người luôn biết trước tin tức , họ nắm nằm lòng tất cả yếu tố phát triển kinh doanh .
Vì thế họ luôn nhận ra vấn đề sớm và đi trước đám đông 1 bước .
+ Khi còn 10% – 15% đến đỉnh thì các thành viên thị trường bắt đầu sử dụng các công cụ :
họ tung tin tốt, ra những báo cáo rất khả quan về kinh tế về các cổ phiếu mà các quỹ đầu cơ & nhóm tự doanh nắm nhiều.
Có những công cụ truyền thông ( báo chí , tivi , người nổi tiếng ) để tiêm nhiễm vào đầu nhà môi giới cho họ tin rằng thị trường tiếp tục tăng và khuyến nghị các nhà đầu tư nhỏ lẻ mê mồi sử dụng margin để “tất tay” làm giàu .
Khi độì nhóm tự doanh , tổ lái , quỹ sẽ bơm tiền vào để kéo giá lên cho các cá mập chính trị xả trước.
Sau đó đến nhóm tự doanh xả(xả khoảng 80%)
Tiếp theo là quỹ tiến hành xả hàng
Theo sau là các nhóm lái xả ( và một phần sẽ bị kẹt lại )
=> cuối cùng là nhà đầu tư nhỏ lẻ múc full margin trên đỉnh
Đây là nguyên nhân lý giải tại sao chỉ số chứng khoán , thậm chí giá vàng quốc tế .
Cứ gần lên tới đỉnh là khối lượng giảm , nhưng giá vẫn tiếp tục tăng .
( Bản thân Tiên Sanh đã chia sẻ cách nhận diện này rồi , bạn có thể tìm các bài viết hoặc video của sanh để học cách phân tích vùng đỉnh , đáy nhé )
Ở đoạn cuối thì Room margin của các thành viên tạo lập căng lên và chủ yếu là nhỏ lẻ sử dụng.
Lúc này thì các thành viên tạo lập sẽ Tung những đòn đấm thẳng vào tử huyệt, đó chính là KHÓA ROOM Margin, Cắt Cầu.
Ngay lúc này thị trường sẽ hụt hơi. ( Như xe leo lên núi mà hết xăng )
+ Kẻ bắn phát súng đầu tiên để khơi mào cuộc đi săn chính là nhóm Tự Doanh
Họ còn nắm tầm 20%, bắt đầu họ đốn trụ , gây giảm điểm số.
Lúc này các nhóm lái xả hàng chưa hết sẽ nhận được tín hiệu và xả tiếp tục xả hàng kiểu bán đổ bán tháo.
Tiếp theo đó là hiệu ứng tuyết lở ở nhà đầu tư, họ bắt đầu bán phần margin và đẩy giá về vùng hỗ trợ trên biểu đồ
Lúc này các nhóm tự doanh chỉ cần tát nước theo mưa, ở những điểm hỗ trợ trên biểu đồ họ chỉ cần đốn vài trụ lớn là sẽ đi “xịt máu” toàn thị trường và thủng mốc hỗ trợ .
Cơn bán tháo tiếp tục lan tỏa, tâm lý nhà đầu tư hoản loạn sẽ tiếp tục bán hết hàng và nắm full cash
Song song đó sẽ có nhà đầu tư bắt đáy. Muốn tiếp tục cho tuyết lở thì nhóm tự doanh chỉ cần đạp tiếp T+2 để hàng về thì những ndt bắt đáy hòa vốn tới lỗ….
Và chính những người bắt đáy sẽ tạo đáy mới cho thị trường khi họ tiến hành cắt lỗ =))
Trong lúc tát nước theo mưa thì tự doanh chủ yếu đánh gãy trụ ( Kháng cự hỗ trợ ) để tạo hiệu ứng lan tỏa….
Trong lúc đạp thì công cụ của thành viên tạo lập sử dụng đó chính là nhà môi giới và truyền thông .
Họ sẽ lan truyền tin vỉa hè để gây nhiễu loạn trong cho nhà môi giới , sau đó những nhà môi giới này sẽ truyền đạt những tin “vỉa hè” cho nhà đầu tư cá nhân dưới cái mác “tin nội bộ” .
Khi đó hàng các trang báo lá cải đưa ra toàn tin xấu, làm tâm lý nhà đầu tư ngày càng bi quan.
Các nhà đầu tư cá nhân tuyệt vọng “bỏ của chạy lấy người” .
Thị trường giảm đến chán nản và không còn ai nghĩ đến việc mua bán .
—————-
+ Cách đáy tầm 5% thì tự doanh cho cá mập chính trị gom hàng “giảm giá sốc”
Những món hàng tốt siêu giảm giá 50% do các nhà đầu tư cá nhân “bán tháo bỏ chạy”
Còn gì béo hơn khi bạn mua được những cổ phiếu của Vincom , Thế giới di động , Hòa phát ,.. khi giá giảm 50% =)) . Đã vậy chỉ cần từ từ múc , không ai tranh giành hàng .
Khi cá mập gom xong thì tự doanh sẽ gom nốt phần đáy (vét máng).
Chính tự doanh sẽ làm thị trường đảo chiều và phát tín hiệu cho các quỹ mua vào lúc này dòng tiền của quỹ sẽ đẩy thị trường lên trước .
*Dấu hiệu nhận biết giai đoạn cá mập gom hàng : Gía ngừng giảm , khối lượng tăng đột biến gấp đôi bình thường . Sau đó giá sẽ đi ngan trong biên độ hẹp để cá mập tiếp tục gom cho đủ “đơn đặt hàng” .
Lúc này giá sẽ chưa tăng mà đi ngan rất chán nản trong khoản 1 tuần – 1 tháng .
Các nhà đầu tư cá nhân “bị ăn tát” đau quá , bỏ chạy và mặc thị trường làm gì thì làm “bố đ* quan tâm nữa – hết tiền rồi” .
Một số thì vẫn nhòm ngó , nghe ngóng vẫn chưa dám nhảy lại vào thị trường vì tâm lý sợ hãi trước đó vẫn còn.
Tiếp theo là đến các nhóm lái “vừa đánh trống vừa thổi kèn” tiếp tục nhảy vào gom .
Họ vừa mua để đẩy giá lên , vừa bán xuống nếu có người mua .
…..và đoạn cuối thì nhỏ lẻ lại đẩy thì trường lên đỉnh và tiếp tục hiến xác …
Đây là câu chuyện có thật từ một nhà đầu tư nhỏ vn kể lại :
Trước đây mình là nhà đầu tư nhỏ lẻ như bạn , sau này vào làm việc trong cty chứng khoán được 2 năm thì cảm thấy trong cuộc chơi ngắn hạn thật sự rất khắc nghiệt.
Và đợt sụt giảm hiện tại đều có chủ đích . Luôn có kẻ “giật dây phía sau” chứ không phải ngẫu nhiên do cung cầu thị trường .
Và mình xin chia sẽ tiếp một số sự kiện trùng hợp trong thời gian qua để các bạn kiểm chứng trên chỉ số chứng khoán VN index :
+ Thị trường điều chỉnh ở các tháng 12 – 2 – 4, hầu như mỗi quý đều có đợt sụt giảm mạnh .
Mỗi đợt sụt giảm mạnh nhà tạo lập và các thành viên sẽ được lợi nhiều nhất , doanh thu tăng và lợi nhuận từ nhóm tự doanh sẽ được book vào mỗi quý.
+ 10/8 vận hành phái sinh : đây là mảng thu lợi cực lớn của các công ty chứng khoán vì giao dịch liên tục, phí net cao. Ở các công ty chứng khoán lớn thì họ bắt đầu thu phí từ tháng 11. Để tạo độ hấp dẫn cho thị trường phái sinh thì họ tạo ra những đợt sụt giảm mạnh và dao động biên độ lớn , lúc này nhà đầu tư sẽ bắt đầu kiếm tiền ở thị trường giá xuống bằng cách tham gia phái sinh
+ Tháng 5 này sẽ bắt đầu chạy chứng quyền, mảng này trong tương lai sẽ tạo ra doanh thu lớn hơn cả cơ sở nên các công ty cần dẫn dụ nhà đầu tư, cho thấy độ hấp dẫn của Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) và cho nhà đầu tư thấy dễ thắng trong lần phát hành CW .
Bởi vì ở VN chỉ có CW mua, Nếu mua CW ở thị trường 1200 , HPG giá 66, SSI 45, FPT 64…thì cửa ăn sẽ không cao, không hấp dẫn được nhà đầu tư .
=> Việc đánh xuống lần này Công ty chứng khoán sẽ được nhiều lợi nhất : Tăng phí trong thị trường chứng khoán cơ sở.
Giúp tự doanh, cá mập…mua được hàng giá rẻ.
Tạo độ hấp dẫn cho phái sinh gom hàng cho kho CW và chuẩn bị cho đợt phát hành đầu tiên.
=> Một mũi tên trúng nhiều con nhạn.
=> Công cụ Margin chính là thứ ép nđt mua cao và bán rẻ , chúng ta nên tỉnh táo khi sử dụng,
Hoặc tốt nhất là không nên sử dụng !
=> Tin tức là người bạn , nhưng là bạn của các đội lái . Hãy biết chọn lọc tin tức để đưa ra nhận
định .
=============================================
LESSON 2:
Khu vực 1 : Cá mập đặt lệnh gom hàng giá rẻ với khối lượng cực mạnh
Khu vực này gọi là : ngày nỗ lực hồi phục .
Khi cá mập đã vào cuộc , nó sẽ tìm mọi cách để đẩy giá lên .
Nếu không sẽ bị “mắc cạn”
Khu vực 2 : Cá mập và các đôi lái , quỹ bay vô gom hàng
Khu vực này gọi là : ngày bùng nổ theo đà – xu hướng tăng dần xuất hiện rõ ràng
Nhưng vì khối lượng gom quá lớn , thị trường “không đủ hàng cung ứng”
Vì thế họ cần thời gian để “giải ngân” – giá đi ngan
Khu vực 3 : Đã gom đủ hàng , đây là lúc họ sẽ đẩy giá tạo hiệu ứng Fomo
Báo chí sẽ đưa tin tích cực . Câu dụ các nhà đầu tư vào ăn bẫy tăng giá
Gía cứ tăng vọt sau đó sẽ giảm mạnh tạo ra các râu nến .
Khu vực 4 : Khi đám đông đã fomo đủ lớn , cá mập sẽ “phôi phối hàng “ cho các nhà đầu tư nhỏ
lẻ .
Lúc này cá mập đã ôm được một đống tiền gốc +lãi về túi . Giờ là lúc nó bỏ mặc thị trường .
Gía vẫn tiếp tục tăng vì những con cừu ngu ngốc chưa nhận ra điều gì đang chờ đợi .
Khu vực 5 : Những con cừu chơi với nhau và sẽ sớm nhận ra vấn đề thôi . Chuyện gì đến sẽ đến
.
Khu vực 6 : Sau một đợt tăng giá nhanh và mạnh . Cá mập đã ăn no căng , nó lại đi du lịch .
Để mặc thị trường .
Khối lượng suy yếu nhưng giá vẫn tăng .
Và kịch bản cũ lại xảy ra .
———————————–
Hãy chia sẻ tài liệu này cho những người cần họ , vì tài liệu này không giúp họ kiếm được tiền ngay .
Nhưng ít nhất không phải vay nợ , cầm cố để đầu tư vào “thế hệ đu đỉnh”
=============================================
LESSON 3:
Hôm nay sẽ tóm lược các thành phần kiến tạo thị trường Forex dựa trên góc nhìn chân thực và dễ hiểu của một nhà đầu tư thực chiến .
Hy vọng qua sự thật ” trần trụi ” này các bạn có thêm kiến thức và nhận định đúng về “đám đông quá khích” này – nơi mà những tay môi giới gọi đây là “Thị trường nghìn tỷ ” hay “cơ hội làm giàu nhanh” .
Đầu tiên các bạn cần biết thị trường Forex hình thành từ những năm 1990 ( có sau chứng khoáng ) .
Thời điểm khai sinh thị trường Forex chỉ dành cho các ông lớn chơi với nhau , bao gồm :
– Giới ngân hàng
– Các tổ chức thương mại
– Các quỹ tín thác
…
Mãi đến đầu những năm 2000 ( đời đầu của internet ) nhờ sự phát triển của internet và công nghệ ,Forex nhanh chóng được phổ biến đến toàn cầu . Nhờ đó thu hút một thành phần đông đảo các nhà đầu tư cá nhân , các quản lý quỹ ,.. tham gia . Và từ đó thúc đẩy thị trường Forex là thị trường có khối lượng giao dịch hàng ngày “vượt mặt ” chứng khoáng .
Đến năm 2018 , khối lượng tiền giao dịch trên thị trường Forex mỗi ngày không dưới 5 tỷ đô la đủ để bạn thấy được sự to lớn , sôi động và thanh khoảng màu mỡ của Forex .
Vậy , chúng ta chia các thành phần kiến tạo nên thị trường gồm :
Nhà tạo lập thị trường – các ngân hàng lớn :
Thị trường forex là một thị trường phi tập trung và nó xác định tỷ giá giao dịch nhờ vào các siêu ngân hàng trên thế giới. Dựa trên lực cung / cầu về các đồng tiền mà các ngân hàng này đặt chào mua / chào bán và chênh lệch mua bán .
Các siêu ngân hàng này hàng ngày giao dịch khối lượng rất lớn cho bản thân nó và khách hàng của nó. Vài siêu ngân hàng loại này có thể kể tên là UBS, Barclay Capital, Deutsche Bank hay Citigroup. Có thể xem thị trường liên ngân hàng chính là thị trường forex
Các Các siêu công ty:
Các công ty tham gia vào thị trường forex với mục đích kinh doanh của nó. Như Apple trước hết cần đối đồng USD của nó để lấy đồng JPY khi mà nó cần mua các bộ phân thiết bị điện tử ở Nhật. Vì khối lượng giao dịch của Apple thì nhỏ hơn các siêu ngân hàng nên nó sẽ đàm phán với các ngân hàng thương mại nhỏ hơn cho việc giao dịch.
Nhà kiểm soát – Chính phủ và Ngân hàng trung ương
Chính phủ và các NHTW như NHTW Châu Âu – ECB, NHTW Anh – BoE, Cục dự trữ Liên Bang
Mỹ – Federal Reserve (Fed) cũng có tham gia vào thị trường forex. Cũng như các cty, các chính phủ tham gia vào thị trường forex vì hoạt động của họ, cho việc thanh toán thương mại quốc tế hoặc để quản lý dự trữ ngoại hối.
Bên cạnh đó, các NHTW có thể tác động đến thị trường forex khi họ điều chỉnh tỷ giá hối đoái để quản lý lạm phát. Cách làm đó sẽ tác động đến giá trị đồng tiền. Có nhiều khi NHTW cũng can thiệp vào thị trường forex nhằm định giá lại đồng tiền của quốc gia khi họ nghĩ giá quá cao hoặc quá thấp, bằng cách mua / bán khối lượng lớn đồng tiền nhằm tạo biến đổi trong tỷ giá.
Dân đầu cơ:
Dạng này đóng góp 90% khối lượng giao dịch trên thị trường. Nhà đầu tư tham gia vào thị trường forex với mong muốn kiếm lợi nhuận từ nó.
Hiểu đơn giản như này :
Ở một cái chợ mang tên “FOREX”
Thì có các thành phần như sau :
Người xây nên cái chợ : các anh chị siêu ngân hàng
Mục đích họ xây nên là để lưu chuyển tiền tệ và kiếm lời nhờ việc buôn đi bán lại các “sản phẩm tiền tệ”.
Người kiểm soát chợ : chính phủ và các ngân hàng trung ương .
Mục đích của họ là kiểm soát và đảm bảo cái chợ đó hoạt động tốt , tạo ra dòng tiền để phục vụ phát triển kinh tế quốc gia , ngoài ra họ còn “điều tiết” hoạt động kinh doanh trong tầm kiểm soát bằng phương pháp ” điều chỉnh lãi suất ”
Người kinh doanh : các sàn môi giới , các công ty lớn
Mục đích của các công ty là huy động vốn của nhà đầu tư để dùng vào công việc kinh doanh qua phương pháp phát hành cổ phiếu và bán cho nhà đầu tư mua .
Để việc “bán cổ phiếu ” này diễn ra nhanh và đảm bảo thì họ phải nhờ các sàn giao dịch đưa lên ” bảng điện tử ” cho quý nhà đầu tư mua .
Và khi bạn mua / bán các chỉ số , tiền tệ , cổ phiếu . thì những người kinh doanh này sẽ ăn hoa hồng và chênh lệnh giá để nuôi cái mồm của họ .
Người mua hàng : đám đông các nhà đầu tư cá nhân , các quỹ .
Họ là những người mua đi , bán lại các “hợp đồng giao dịch” . Việc mua bán này diễn ra khá giống hình thức đánh bạc . Tức là họ đặt cược tiền cho “nhà cái” và dự đoán giá sẽ LÊN hoặc XUỐNG .
Nếu dự đoán của họ là đúng họ được 90% lợi nhuận , nếu dự đoán là sai họ mất 100% tiền .
Xét về tổng quan thì trong thị trường này các ngân hàng , chính phủ và các sàn là những người “Sống dai bền vững”
Còn đám đông người mua hàng thường thì sẽ mất tiền , kể cả khi họ thắng hoặc thua trong một giao dịch ( Hoặc mất 10% lợi nhuận hoặc mất hết ) .
Điểm yếu của các nhà đầu tư là họ luôn bị các siêu ngân hàng , chính phủ và sàn kiểm soát mà không hề hay biết . Giống như người ta làm ra các CASINO là để móc tiền của bạn , bằng nhiều cách khác nhau họ sẽ móc tiền của bạn đấy.
Lợi thế duy nhất của nhà đầu tư là tính linh hoạt : Bạn có quyền vào lệnh bất cứ lúc nào mà bạn cảm thấy tỷ lệ thắng của mình cao nhất và muốn đặt cược bao nhiêu tùy ý . Nhà cái thì không làm được điều đó .
Vì thế Sanh rất mong muốn các bạn hãy thức tỉnh và đừng mơ mộng làm giàu nhanh bằng Forex , hãy nghiêm túc để nhìn nhận vấn đề trực quan . Không ai tạo sẵng nơi để bạn lấy tiền dễ dàng thế đâu – miếng fomat trong bẫy chuột đấy !
=============================================
LESSON 4: BÍ MẬT NHÀ CÁI FOREX
[ Bài viết mang quan điểm cá nhân , không chỉ trích bất kỳ ai . Chỉ mang tính chất giúp mọi người sáng suốt hơn ]
———————
Khi giao dịch tài chính
Các trader hầu như họ không biết họ đang chơi với ai .
Họ như những con cừu chơi với bầy sói .
Họ không biết rằng họ được lôi kéo – vỗ béo – ru ngủ chỉ để chờ ngày bị thịt .
———-
Đây là chia sẻ lột trần tất cả sự thật của nhà cái :
Nhà cái là ai ? tại sao họ có thể chi phối đám đông ? tại sao họ mãi luôn là người thắng trong trò chơi mà không phải là bạn ?
Sai lầm của các trader là họ nghĩ nhà cái là các ngân hàng , các quỹ ,tổ chức đầu cơ ,..
Nhưng sự thật là
“Trùm cuối” nhà cái thật sự ở đây là : Chính phủ !
Cánh tay của chính phủ chính là ngân hàng trung ương .
Chính phủ là kẻ cầm đầu : nơi thu tiền , thu thuế từ mọi hoạt động kinh doanh
Ngân hàng trung ương là cánh tay : Kiểm soát tiền & tín dụng
Vũ khí của chính phủ là : IN TIỀN & ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT
———
Để kiểm soát kinh tế quốc gia
Theo bạn cái chính phủ cần kiểm soát là gì ???
…
Bạn nghĩ đúng 50% rồi đó : đấy chính là tiền .
Nhưng còn 1 yếu tố nữa đó chính là tín dụng .
Tín dụng là một cho khoản vay
Để thúc đẩy kinh tế , chính phủ sẽ yêu cầu ngân hàng trung ương giảm lãi suất .
( Như cách ông Donal Trump gây sức ép lên chủ tịch Fed – ông Powel vào năm 2019 )
Với mức lãi thấp , các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn để phát triển kinh doanh .
Từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm , tạo ra của cải thặng dư .
Khi đó nhân dân sẽ có nhiều tiền lương hơn .
Và tiền của nhân dân sẽ là thu nhập của các doanh nghiệp bán lẻ .
Khi bạn nhận lương : 10.000$ . Bạn phải trả các loại thuế hàng năm cho nhà nước như
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế an sinh xã hội
– Thuế Bla Bla
Ngoài việc thu thuế trực tiếp , chính phủ sẽ có nhiều hình thức thu thuế gián tiếp
Ví dụ :
– Đi du lịch qua các trạm thu phí bạn phải đóng một khoản tiền nhỏ
– Đi ăn nhà hàng, đi bar phải đóng thêm thuế VAT khi gọi món
– Các mặt hàng trong siêu thị đều đã được tính VAT trước khi bán cho bạn .
…
Khi nhà nước có nhiều tiền hơn từ việc thu thuế thì mấy ông ấy sẽ làm gì ?
Có phải đem đi xây cầu đường , trường học ,trạm y tế không ???
Bạn ngây thơ quá rồi đấy
:))
Đừng nhìn đâu xa , nhìn VN mình này .
Thu thuế thì đều như vắt chanh mà đường xá sài gòn cứ mưa là ngập nước lềnh bềnh .
Vậy tiền này nó đi đâu ?
Đi vào đâu thì bạn tự biết nhé .
Vậy Doanh nghiệp với người dân không có tiền đóng thuế thì ai nuôi chính phủ ?
Doanh nghiệp với người dân ai cũng khôn ngoan trở thành nhà đầu tư thì chuyện gì xảy ra ?
– Không ai đóng thuế cho chính phủ . Vì sự thật bản thân sanh 2 năm nay ở nhà giao dịch chưa bao giờ đóng 1 đồng thuế nào cho chính phủ .
– Một số doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp còn tìm cách trốn thuế ( Kê khai giấy tờ giả , báo lỗ , mở công ty con ở nước ngoài để rửa tiền)
=> Vì chính phủ muốn người dân không biết được bí mật này , họ sẽ tạo ra một cái lò mị dân mang tên ” trường học “
Ở đây học sinh được nhồi tư tưởng ” Học cho giỏi rồi sau này sẽ có công ăn việc làm ổn định” .
Giờ đây bạn đã biết cách Nhà cái sở hữu một đội quân ” làm thuê ” hàng triệu người như nào rồi đó .
Và bạn thấy đó , bản thân các bạn và doanh nghiệp bạn đang làm việc hiện tại mỗi ngày vẫn
đang “Nuôi cơm” nhà cái .
Qua bài này : Mong bạn hãy tự trả lời câu hỏi này :
1. Tại sao các ngân hàng , quỹ có thể làm giá trong một khoản thời gian ngắn . Nhưng không thể thay đổi được chu kỳ của nền kinh tế .
Nhưng ông Trump Twit 1 cái là thị trường chứng khoán chao đảo ?
2. Bạn có biết tại sao gia tộc Rothschild lại là gia tộc quyền lực và giàu có nhất trong giới siêu giàu không ?
—————-
Vậy chúng ta thấy 1 góc nhỏ của nhà cái rồi .
Tuy nhiên nó không phải toàn cảnh của trò chơi kinh tế .
Sự thật luôn được che đậy rất tinh vi .
Trong bài tới nếu bạn quan tâm sẽ “vén nhẹ” 1 góc bức màn để bạn hiểu thêm .
” Lạm phát là gì ?
Lạm phát tạo ra bong bóng như thế nào ?
Tại sao mỗi lần thị trường chứng khoáng sụp đổ , người nghèo ngày càng nghèo đi , còn người giàu thì phất lên nhờ khủng hoảng ?
=============================================
LESSON 5:
Một số thuật ngữ các Nhà đầu tư hay gọi trên thị trường chứng khoán:
1. MARKET MAKER
Đúng như tên gọi – Nhà tạo lập thị trường hay nhà cái. Ngày xưa mình được học khi còn ở giảng đường đại học thì Market Maker mang nghĩa tích cực. Họ là những người giúp tạo thanh khoản cho thị trường và góp phần làm cho thị trường trong sạch hơn. Nhưng những Market Maker chúng ta nói đến ở đây với một định nghĩa khác mang nghĩa xấu xa và tiêu cực hơn. Market Maker là những con người giàu và siêu giàu chỉ chiếm 10% những nhà đầu tư nhưng nắm giữ 90% lượng tiền trên thị trường. Đó là những cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có thế lực ngoài xã hội, có khả năng nắm bắt được các thông tin doanh nghiệp – vĩ mô sớm nhất và chi phối được media tin tức . Mục đích của nhà cái khi tham gia vào thị trường cũng giống như anh em nhỏ lẻ đó là vì TIỀN. Theo thông tin thu thập được thì lớp Market Maker hiện nay (từ cuối 2013 đến giờ) là lớp F2. Lớp này trẻ hơn lớp đời đầu F1 (đa phần đều đã chết trong cuộc khủng khoảng 2007-2008) và điều khiển thị trường cũng nóng và nhiệt huyết hơn với những cú “sốc” tăng giảm dày đặc và mạnh mẽ hơn.
2. BIG BOY
Nếu gọi Market Maker là tầng lớp thượng tầng. Là những con người đầy quyền uy đi mây về gió và không để lại tung tích thì Big Boy có vẻ gần gũi hơn. Đây cũng là thực thể duy nhất chúng ta nhìn thấy được. Big Boy là tay chân của Market Maker họ hiện diện dưới dạng các nhà đầu tư có vốn lớn, các công ty chứng khoán, các tổ chức, các quỹ và thậm chí một số Big Boy còn mạo danh khối ngoại. Đội lốt nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán.
3. CÁ MẬP
Cá Mập, Bìm Bịp và Chim Lợn là các công cụ của các Big Boy được các Market Maker hỗ trợ. Trong đó vai trò nòng cốt là Cá Mập. Hai con kia thì phụ họa. Cá mập đại diện cho dòng tiền của các Big Boy đặt tại các công ty chứng khoán dưới dạng các tài khoản. Tuy là nhiều tài khoản nhưng tất cả đều thực hiện lệnh và thao tác gần như cùng lúc và bởi ý chí của một người. Các chiêu thức mà cá mập thường dùng là “Đè gom”, “Kéo xả”, “Đẩy trần”, “Giải cứu”, “Núp lùm”, “Bộ đội về làng”… Mối liên hệ duy nhất của Cá Mập và các Big Boy sau các cuộc “Truy quét”, “Rung cây”, “Dụ gà”… đó là các lệnh thỏa thuận lớn, hoặc cực lớn để các Cá Mập trả hàng về cho các Big Boy.
4. BÌM BỊP VÀ CHIM LỢN
Những nhân vật này quá gần gũi nên có lẽ mình không bàn thêm. Chim Lợn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng kêu réo tung tin xấu để hỗ trợ Cá Mập thực hiện đòn “Đè gom”. Sau khi Cá Mập gom đủ hàng thì đàn Chim Lợn này sẽ về tổ và đàn Bìm Bịp được tung ra để bơm tin tốt hỗ trợ đòn “đẩy giá” của Cá Mập.
5. GÀ
Chính là chúng ta, những nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu thông tin và 90% là thua lỗ trong các giao dịch chứng khoán. Những kẻ ngây ngơ khờ khạo nếu không tự bổ sung kiến thức, tích cực nghiên cứu thì chắc chắn chỉ có cống nạp tiền cho các tầng lớp phía trên.
=============================================
LESSON 6:
“Nhà cái” luôn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất những khi thị trường biến động mạnh. Nhà đầu tư luôn hình dung rằng có một lực lượng nào đó đang dõi theo họ, có lúc nhẹ nhàng như rất hiểu họ, nhưng lắm khi biến chuyển mạnh mẽ, tác động lớn đến hiệu quả trong quá trình đầu tư.
Vậy “Nhà cái” là ai?
Chúng ta có thể hiểu họ là những cá nhân hay tổ chức có khả năng chi phối giá của 1 hay 1 nhóm nhiều cổ phiếu trên thị trường. Để làm được điều đó, họ cần có mức vốn tương đối áp đảo so với thị trường và mục tiêu của họ chính là thu hút những nhà đầu tư khác tập trung vào các cổ phiếu nêu trên.
Khi thu hút được 1 lượng lớn nhà đầu tư quan tâm vào cổ phiếu, khả năng “nhà cái” có thể dẫn dắt được tâm lý cũng như hành động của các nhà đầu tư này, qua đó, họ sẽ đạt được mục đích của mình. Nếu không có “Nhà cái” thì thị trường ảm đạm, giao dịch nhỏ giọt. Vậy tóm lại “Nhà cái” là tốt hay xấu?
Câu trả lời, họ vừa tốt, vừa xấu!
“Nhà cái” xấu khi:
Bưng bít thông tin, lợi dụng lợi thế lớn với Hội đồng quản trị công ty, lợi thế về thông tin doanh nghiệp, lợi thế về vốn để làm những “cổ phiếu chưa tốt” nhìn có vẻ rất tốt. Khi đó, những nhà đầu tư không hiểu rõ sự việc sẽ bị thu hút vào, đầu tư thời gian đầu có lãi nhưng đến một lúc nào đó, khi mọi chuyện dần rõ ràng và xong xuôi, “Nhà cái” biến mất và những nhà đầu tư này khả năng cao sẽ chịu thiệt hại lớn nhất. Sau đó một thời gian, những cổ phiếu này lại có “Nhà cái” thế hệ F2, F3,… tiếp tục dẫn dắt cuộc chơi.
Có thể ví dụ một số cổ phiếu có dấu hiệu “làm giá”, “bưng bít thông tin” trong nhiều năm, “giúp” không ít nhà đầu tư “lâm vào bước đường cùng” có thể kể đến như:
(1) Hùng Vương (HVG) giai đoạn 2013 – 2015;
(2) Gỗ Trường Thành (TTF) giai đoạn 2015 – 2016;
(3) Tân Tạo (ITA) giai đoạn 2013 – 2015;
(4) Nông Dược HAI (HAI) giai đoạn 2013 – 2017;
(5) FLC giai đoạn 2014 đến nay;
(6) Hoàng Huy (HHS) giai đoạn 2014 – 2016;
(7) ROS giai đoạn 2017 – 2018;
Và rất rất nhiều trường hợp tương tự khác.
Vì sao nhà đầu tư biết xấu mà vẫn lao vào? Câu trả lời là vì “lòng tham mù quáng”.
Vì sao cơ quan chức năng không phát hiện ra những trường hợp này? Câu trả lời là có. Gần đây nhiều trường hợp cổ phiếu bị phát hiện làm giá và đã có xử lý. Tuy nhiên không thể triệt để được bởi “Nhà cái” nhìn chung vẫn là một nhà đầu tư, họ có quyền giao dịch theo quy luật cung – cầu trên thị trường như mọi thành phần khác.
“Nhà cái” tốt khi:
Như đã nói ở trên, không có “Nhà cái” thì thị trường chứng khoán sẽ trở thành một cái chợ vắng tanh, giao dịch nhỏ giọt không thể thu hút dòng tiền thông minh, dòng tiền đầu tư vào nền kinh tế.
Khi cổ phiếu tốt (đáp ứng các tiêu chí khắt khe) được hỗ trợ bởi sự tham gia của “Nhà cái”, các cổ phiếu đó sẽ vững mạnh hơn trong những lúc thị trường giảm điểm gặp khó khăn. Các cổ phiếu đó vô tình cũng trở thành tâm điểm chú ý của nhà đầu tư và trong trường hợp này, một sự cộng hưởng giá thúc đẩy giá cổ phiếu tiếp tục tăng trưởng theo đà tăng của Kết quả kinh doanh.
Điều đó đã thể hiện rõ khi các cổ phiếu như: Thế Giới Di Động (MWG); Đông Hải Bến Tre (DHC); Vinamilk (VNM); Bút Bi Thiên Long (TLG); Hoà Phát (HPG); FPT; Đầm Sen Nước (DSN); PNJ; Nam Long (NLG);… đã liên tục tăng trưởng hơn 600% trong 8 năm qua, là những cái tên luôn được nhắc đến mọi lúc mọi nơi. “Nhà cái” ở đây là các thương hiệu “chất như quả đất” kể đến như: Quỹ SSIAM của SSI, Quỹ Vina Capital, Quỹ VanEck, Quỹ Dragon Capital,…
Hay các cá nhân nằm trong HĐQT liên tục đỡ giá cổ phiếu như: ông Trần Đình Long (Thép Hoà Phát), ông Lê Bá Phương (Đông Hải Bến Tre), bà Mai Kiều Liên (VNM),… “Nhà cái” lúc này không được hiểu là đơn vị làm giá cổ phiếu hay bưng bít thông tin nữa mà chính họ là người đồng hành cùng các doanh nghiệp tăng trưởng, “tạo dựng cuộc chơi” cho dòng tiền thông minh của nhà đầu tư tham gia. Và chắc chắn một điều, đây là cuộc đua “Win – Win” cho mọi thành phần tham gia.
Tóm lại, hiểu được “dụng ý của nhà cái” bạn sẽ rõ mình đang ở đâu và cần phải làm gì để “sống sót”. Khi hiểu được điều này, bạn cần chiến lược đầu tư phù hợp để “tham gia cuộc chơi”. Với từ “nhà cái” trong trường hợp 1, bạn phải là một người lướt sóng chuyên nghiệp; trái lại nếu trong trường hợp thứ 2, bạn nên có chiến lược chọn lọc doanh nghiệp rõ ràng và cần thêm một người đồng hành đắc lực hỗ trợ thêm thông tin, giá và các vấn đề liên quan phát sinh.
Dù là ở trường hợp nào, hiệu quả đầu tư vẫn là mục tiêu số 1.
(Theo KhaiNguyen Investment)
=============================================
LESSON 7:
=============================================
LESSON 8:
=============================================
LESSON 9:
=============================================
LESSON 10:
=============================================
LESSON 11:
=============================================
LESSON 12:
=============================================
LESSON 13: