Quỹ đầu tư là gì? Cách tham gia quỹ đầu tư khó hay dễ?
Nội dung bài viết:
Đầu tư vào quỹ là một hình thức đầu tư phổ biến trên thế giới. Song, tại Việt Nam, khái niệm quỹ đầu tư tài chính vẫn còn mới mẻ với nhiều người. Để tìm hiểu quỹ đầu tư là gì, tiêu chí lựa chọn công ty quản lý quỹ đầu tư, cùng Prudential tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé!
1. Quỹ đầu tư là gì?
Quỹ đầu tư, hay còn gọi quỹ đại chúng là sản phẩm dịch vụ của công ty quản lý quỹ, được thiết lập để huy động vốn (nguồn tiền nhàn rỗi) từ nhiều nhà đầu tư, sau đó nguồn vốn này mang đi đầu tư vào lĩnh vực có khả năng sinh lời cao như cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ hoặc bất động sản. Để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, quỹ đầu tư được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cũng như được giám sát bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Lợi ích khi đầu tư vào quỹ
Trong bối cảnh mức lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng không còn hấp dẫn như trước đây, đầu tư vào quỹ trở thành giải pháp lý tưởng.
Khi tham gia các quỹ đầu tư, bạn không cần phải quá am hiểu về kiến thức đầu tư tài chính, cũng như không cần mất quá nhiều thời gian để theo dõi thị trường sát sao. Bởi tài chính của bạn sẽ được quản lý chặt chẽ bởi chuyên gia dày dạn kinh nghiệm. Sự có mặt của một người quản lý chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng theo dõi biến động của thị trường, kiểm soát rủi ro nhanh chóng, từ đó tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.
3. Phân loại các loại quỹ đầu tư hiện nay
Có nhiều cách phân loại quỹ đầu tư. Dưới đây là một trong những cách phổ biến:
3.1 Dựa vào cấu trúc vận động vốn
Quỹ đóng: Quỹ đóng có tính ổn định và thanh khoản cao vì được phát hành một lần duy nhất khi huy động vốn. Số lượng chứng chỉ quỹ của quỹ đóng là cố định và không thể thực hiện giao dịch mua bán.
Quỹ mở: Quỹ mở có tính linh hoạt và thanh khoản cao hơn so với quỹ đóng. Quỹ mở cũng được thành lập với thời gian không giới hạn. Ngoài ra, các nhà đầu tư quỹ này có thể bán lại chứng chỉ quỹ (nếu cần) cho các công ty quản lý Quỹ theo giá trị ròng tại thời điểm giao dịch.
3.2 Dựa vào nguồn vốn huy động
Quỹ công chúng: Quỹ công chúng huy động vốn đầu tư, bằng cách phát hành rộng rãi trên thị trường. Theo đó, quỹ mở và quỹ đóng đều là quỹ công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, nhưng đa số là cá nhân với đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả đầu tư trong dài hạn cao.
Quỹ thành viên: Khác với quỹ công chúng, quỹ thành viên bị giới hạn về số lượng và đối tượng tham gia quỹ. Theo quy định, số lượng thành viên chỉ từ 2-99 thành viên và đây phải là những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Vì lí do này, tính thanh khoản của quỹ thành viên thấp hơn quỹ công chúng. Bên cạnh đó, mức tối thiểu của vốn góp là 50 tỷ. Do vốn lớn, nên các nhà đầu tư có thể tham gia kiểm soát đầu tư quỹ.
3.3 Dựa vào hình thức tổ chức
Quỹ dạng công ty: Đây là quỹ được thành lập bởi một công ty, có các nhà đầu tư là cổ đông. Theo đó cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ.
Quỹ dạng hợp đồng: Đây là quỹ do công ty quản lý quỹ thành lập, huy động vốn và thực hiện các hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ, nhưng không tham gia vào hoạt động đầu tư.
4. Cách thức hoạt động của quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư được thiết kế và vận hành theo quy trình 3 bước như sau:
Bước 1: Huy động vốn
Nhà đầu tư tiến hành tham gia bằng cách mua các chứng chỉ quỹ được công ty quản lý quỹ phát hành. Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu góp vốn của nhà đầu tư. Khi tham gia, nhà đầu tư có thể được lợi nhuận hoặc chịu thua lỗ, tùy vào hoạt động đầu tư có thành công hay không. Tuy nhiên, họ không được can thiệp vào các quyết định đầu tư của Quỹ.
Bước 2: Đầu tư
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của công ty quản lý quỹ tiến hành phân tích thị trường, sau đó đầu tư vào sản phẩm mục tiêu (chứng khoán, bất động sản, trái phiếu hoặc cổ phiếu) để sinh lời, gia tăng giá trị tài sản.
Bước 3: Định giá, phát hành và mua lại chứng chỉ
Công ty quản lý quỹ tiến hành thẩm định giá trị chứng chỉ quỹ theo công thức:
Giá chứng chỉ quỹ = Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV)/ Tổng số chứng chỉ quỹ đã phát hành (CCQ)
Trong đó:
Trường hợp quỹ đóng: Giá của chứng chỉ quỹ phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường, tương tự với cổ phiếu.
Trường hợp quỹ mở: Giá của chứng chỉ quỹ bằng NAV/CCQ + phí giao dịch. Đối với quỹ mở, công ty quản lý quỹ có thể sẽ mua chứng chỉ quỹ, lại từ nhà đầu tư nếu họ có nhu cầu bán nếu nhà đầu tư bán lại.
Trường hợp quỹ đóng: Giá của chứng chỉ quỹ phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường, tương tự với cổ phiếu.
5. Lựa chọn công ty quản lý Quỹ đầu tư uy tín - Bí quyết đầu tư thành công
Khi tham gia quỹ đầu tư, ngoài lựa chọn loại quỹ phù hợp thì nhà đầu tư phải tìm hiểu về công ty quản lý quỹ uy tín. Năng lực của công ty quản lý tốt giúp kiểm soát rủi ro tốt, có cơ hội đầu tư an toàn và sinh lời hiệu quả theo thời gian. Theo đó, người tham gia có thể tham khảo 5 tiêu chí lựa chọn công ty quản lý quỹ sau đây:
Công ty quản lý quỹ có lịch sử hình thành và hoạt động lâu đời, nhận được đánh giá cao từ nhà đầu tư nổi tiếng.
Các quỹ mà công ty đang quản lý đang có lợi nhuận tốt hay không, khi so với các quỹ tương tự được quản lý bởi những công ty khác và khi so với lợi nhuận tham chiếu.
Lựa chọn công ty có danh mục đầu tư đa dạng, với website chuyên nghiệp và tài liệu đầy đủ thông tin.
Có đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của người tham gia bất cứ lúc nào.
Đảm bảo tính công khai, minh bạch và thường xuyên công bố thông tin về quỹ đầu tư cho nhà đầu tư.
Cung cấp hình thức tiếp cận khác nhau như hệ thống chi nhánh gần nhất, điện thoại tổng đài, email chăm sóc khách hàng, mạng xã hội hoặc ứng dụng tiện ích, để người tham gia được hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng.