#cafekinhdoanh

Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó." Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?" Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó! Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn." Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.

TÂM LÝ GIAO DỊCH


 TÂM LÝ GIAO DỊCH

Có rất nhiều người khi tham gia giao dịch trên thị trường thường hay bị cháy tài khoản, thua lỗ. Những công sức, thành quả trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng có thể bị mất chỉ bởi một quyết định mang tính cảm tính không được quản lý tốt. Một điều cơ bản trong giao dịch hoặc đầu tư là tránh việc đưa ra các quyết định mang tính cảm tính.

Trong rủi ro tài chính, các yếu tố cảm xúc chiếm một phần đáng kể. Bạn cần phải kiểm soát được chúng để không ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư và giao dịch của bạn. Đây là lý do tại sao việc kiểm soát tâm lý hành vi giao dịch lại rất cần thiết cho các trader chuyên nghiệp khi tham gia quá trình giao dịch hoặc đầu tư.



1. Tâm Lý Giao Dịch Là Gì?

Tâm lý giao dịch (Trading Psychology) hay còn được gọi là tâm lý giao dịch. Đây là một cụm từ dùng để diễn tả các cung bậc cảm xúc, trạng thái, hành động của một nhà đầu tư. Những cung bậc ấy sẽ được xuất hiện khi họ tham gia mua bán tại bất kì một thị trường nào. Tâm lý giao dịch ấy là yếu tố giúp cho các quyết định của các nhà giao dịch được thúc đẩy. Bạn có thể kiếm được lợi nhuận hay gặp thua lỗ trong thị trường hay không đều sẽ phụ thuộc vào các quyết định ấy.

Tâm lý giao dịch được xem là những yếu tố tác động đến cảm xúc, đến quyết định của nhà giao dịch khi chuẩn bị thực hiện một giao dịch hay đang ở nắm giữ một giao dịch nào đó.


2. Phân loại tâm lí giao dịch

Tâm lý giao dịch được chia làm hai cung bậc cảm xúc: Tâm lý tiêu cực và tâm lý tích cực. Vì thị trường tài chính luôn biến động không ngừng. Do đó tiêu cực thường sẽ rất dễ xuất hiện trong tâm lý của các nhà đầu tư. Thông thường cảm xúc tiêu cực thường bắt gặp là sự lo lắng và lòng tham.


Tâm lý tiêu cực sẽ khiến cho các nhà giao dịch có thể đưa ra các quyết định định sai lầm. Ví dụ như mua không suy nghĩ, bán không quan tâm đến giá cả, gia tăng đòn bẩy. Đây là những loại cảm xúc đẩy bạn rơi vào tình trạng thua lỗ trượt dài nếu không kiểm soát được. Vậy làm sao để có thể điều chỉnh được những cảm xúc ấy.


Phân tích rõ hơn về hai loại cảm xúc tiêu cực:


Tâm lý lòng tham: Cảm xúc này thường xuất hiện trong tâm lý của trader đã giữ cho mình một vị thế trong thời gian rất dài. Họ làm vậy là để cố gắng tối ưu được mức lợi nhuận tối đa của sản phẩm mà họ đầu tư. Sự tham lam trong con người của họ khiến họ quyết định mua thêm nhiều vị thế đầu cơ và có rủi ro cao. Trên thị trường, với những sản phẩm hot với mức giá biến động tăng sẽ khiến cho cảm xúc này được sinh ra.

Tâm lý sợ hãi: Đây là một tâm lý rất dễ bắt gặp trong thị trường chứng khoán, nhất là trong thị trường gấu. Bởi vì khi mà giá biến động giảm sẽ khiến cho các nhà giao dịch cảm thấy lo sợ. Họ sợ rằng giá sẽ tiếp tục giảm sâu, khiến cho họ phải chịu một mức thua lỗ khá lớn. Nên do đó họ sẽ thường lựa chọn việc bán ra ngay lập tức mà không chút suy nghĩ.

3. Tại sao cần phải kiểm soát tâm lý giao dịch forex?

Thúc đẩy các quyết định trong giao dịch

Có thể nói cảm xúc hay tâm lý là những yếu tố thúc đẩy các quyết định trong giao dịch của bạn. Do đó nếu chúng ta kiểm soát được yếu tố này là coi như chúng ta đã nắm được 50% số thắng lợi trong tay. Hãy thử suy nghĩ nhé: Cảm xúc mà chúng ta khi mất đi một số tiền nhỏ với cảm xúc khi chúng ta mất đi rất nhiều tiền sẽ không hề giống nhau.


Thêm xác suất để thành công trong giao dịch

Bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định không mấy sáng suốt khi mà cảm xúc tham lam, hoảng sợ và lo lắng xuất hiện. Nếu chúng ta điều chỉnh được những cảm xúc này chúng ta sẽ có thêm xác suất để thành công trong giao dịch. Không chỉ có thể, nó còn giúp sức khỏe, tiền tài của bạn không bị giảm sút.


Cũng như tác giả của cuốn sách “Trading in the Zone” – ông Mark Douglas đã từng nói rằng. Nếu bạn muốn thành công khi giao dịch và hành động như một chuyên gia. Thì bạn cần phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân chứ không phải là ở bên ngoài thị trường.


Hiện nay cuốn sách của ông Mark Douglas vẫn đang rất thu hút được nhiều nhà đầu tư đón đọc. Tuy rằng nó đã được viết hơn 20 năm nay.


Như các bạn thấy đó, thông thường cảm xúc của các bạn sẽ phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Tức là khi mà thị trường tăng giá bạn sẽ cảm thấy vui vì sở hữu lượng lớn sản phẩm đó. Nhưng khi mà thị trường giảm thì bạn lại cảm thấy lo lắng, hoang mang và sợ hãi. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng vấn đề không phải là nằm ở thị trường mà chính là nằm ở trong tâm lý của bạn.


Trở thành một nhà nhà giao dịch chuyên nghiệp

Muốn trở thành một nhà nhà giao dịch chuyên nghiệp bạn cần phải biết kiềm chế được cảm xúc của mình. Cho dù là bạn có đang ở trong một thị trường đầy hỗn loạn hay náo nhiệt đi chăng nữa. Điều chỉnh được mọi cảm xúc, hành vi của mình sẽ đưa các bạn đến với con đường thành công cao hơn.


Tâm lý giao dịch là một yếu tố có tác động rất lớn đến các quyết định của bạn khi tham gia giao dịch. Để kiểm soát cảm xúc, hãy xây dựng cho bản thân một hệ thống quy tắc và thực hiện nghiêm túc nhé. Đừng giao dịch khi thị trường không thuận lợi.


2. Nguồn gốc của cảm xúc


2.1. Tác động từ đám đông

Trên thị trường, rất dễ bắt gặp được các nhà đầu tư thực hiện giao dịch thông qua hiệu ứng đám đông. Tức là khi mà họ thấy mọi người đổ xô vào việc mua và bán các sản phẩm. Họ sẽ làm theo ngay lập tức. Điều này thật sự rất là nguy hiểm.


Ngoài ra, chính tình trạng này đã dẫn tới tâm lý hưng phấn và sợ hãi của các nhà đầu tư. Là nguyên nhân khiến cho hiện tượng bong bóng xuất hiện, khởi đầu của giai đoạn bán không suy nghĩ. Nhà đầu tư có thể sẽ gặp thua lỗ rất lớn nếu như thị trường càng ngày càng giảm sâu.


2.2. Chưa nắm rõ các kiến thức

Nếu ai đã từng có suy nghĩ rằng: Khi giao dịch trên thị trường, chỉ cần mua và bán là có thể sinh lời thì hoàn toàn sai nhé. Bởi vì nếu không hiểu và nắm rõ được các kiến thức về lĩnh vực mà bạn đầu tư. Thì nó sẽ dẫn đến việc bạn rất dễ dàng gặp phải thất bại trong lĩnh vực này. Bởi vì không đủ kiến thức, bạn sẽ bị các sàn môi giới không chính thống dụ dỗ và lừa lọc.


Khiến cho tiền lời không thấy mà chỉ thấy tiền không cánh mà bay. Do đó hãy tích lũy đầy đủ và tìm hiểu thật kỹ về các lĩnh vực mà bạn tính tham gia nhé. Bởi vì chỉ có đầu tư vào kiến thức cho bản thân mới là con đường dẫn đến sự thành công vững chắc.


2.3. Hiệu ứng FOMO (Fear of Missing Out)

FOMO là nỗi sợ hãi mình bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm. Hiệu ứng FOMO là cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể có đang có những trải nghiệm hạnh phúc, vui vẻ và thú vị hơn bạn. Tâm lý lo lắng này khiến bạn luôn muốn cập nhập về hoạt động của bạn bè hoặc người khác để xem họ đang làm gì.


Hiệu ứng FOMO trong tài chính xuất hiện khi mà có rất nhiều nhà giao dịch đồng loạt mua cổ phiếu mà không hề suy nghĩ. Tất nhiên, kết quả cũng không quá bất ngờ khi họ gặp phải tình trạng rủi ro thua lỗ. Vậy làm sao để có thể tránh được hiệu ứng FOMO?


Hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình, đừng để cảm xúc điều khiển quá nhiều vào các quyết định của bản thân.


2.4. Quá do dự hay quá tự tin

Trong giao dịch, nếu sở hữu một trong hai tính cách này thì bạn sẽ khó có thể thành công. Bởi vì bạn sẽ dễ dàng chủ quan khi mà mình quá tự tin. Còn khi bạn quá tự ti sẽ khiến cho bạn đánh mất đi rất nhiều cơ hội để làm giàu.


Vậy làm sao để biết được bạn là một người tự tự tin hay tự ti? Nếu bạn luôn muốn thể hiện bản thân thông qua việc mua bán rất nhiều lệnh, nhồi lệnh mà không suy nghĩ. Thì chứng tỏ bạn là một người quá tự tin.


Còn nếu như bạn không đủ can đảm để đưa ra những chiến thuật riêng hay do dự áp dụng các chiến lược mà bạn đưa ra. Thì chứng tỏ bạn là một người quá tự ti.


3. Tác Động Của Tham Làm và Sợ Hãi

Khi nhà giao dịch nhận được một tin tức xấu, hoặc đơn giản là hiện có 1 giao dịch đang thua lỗ, một số nhà giao dịch sẽ cảm thấy sợ hãi. Cảm giác sợ hãi này là cảm giác sợ mất vốn, sợ thua lỗ, sợ mọi thứ tiếp tục xấu đi. Nhà giao dịch vì vậy thường cố gắng giữ các giao dịch lỗ với suy nghĩ nếu cắt bỏ sẽ bị mất tiền. Đôi khi những thua lỗ nhỏ ban đầu trở nên nặng nề hơn về sau do nhà giao dịch không chịu cắt lỗ, dẫn đến các rủi ro lớn hơn cho khoản đầu tư.


Cảm giác tham lam đến khi nhà giao dịch muốn chốt 1 giao dịch thật sớm để hiện thực hóa lợi nhuận, hoặc giữ giao dịch quá lâu nhằm để tối đa hóa lợi nhuận mà không nhận ra rằng xu hướng mình đang theo đuổi đã đảo chiều.


Dù là tham lam hay sợ hãi, các tâm lý giao dịch này đều tác động tiêu cực đến nhà giao dịch, khiến họ giữ chặt các giao dịch thua lỗ, đóng sớm hoặc giữ quá lâu các giao dịch lợi nhuận, giao dịch quá nhiều hoặc không dám giao dịch,… và còn một số vấn đề khác.


Tham Lam

Các nhà giao dịch (trader) tham lam khi họ không chốt lời bởi vì họ nghĩ rằng giá sẽ đi theo chiều hướng có lợi cho họ mãi mãi. Một điều mà các Trader tham lam hay làm là thêm lệnh chỉ đơn giản là bởi vì thị trường đã di chuyển có lợi cho họ, bạn có thể thêm lệnh nếu bạn dựa trên hệ thống giao dịch, nhưng chỉ làm vậy khi thị trường đã di chuyển theo hướng của bạn được một chút, và thường đó là một hành động sinh ra tham lam.


Rõ ràng là việc mạo hiểm quá nhiều vào một giao dịch từ đầu là một điều quá tham lam. Vấn đề ở đây là bạn cần phải rất cẩn thận với sự tham lam, bởi vì nó có thể len lỏi trong bạn và nhanh chóng phá hủy tài khoản giao dịch của bạn.


Sợ Hãi

Trader trở nên sợ vào thị trường thường là khi họ là người mới và chưa nắm vững một chiến lược giao dịch hiệu quả nào. Sợ hãi cũng có thể phát sinh trong Trader sau khi họ bị thua liên tiếp nhiều lệnh, hoặc sau khi bị lỗ lớn hơn so với những gì mà họ chịu được về cảm xúc.


Để chinh phục nỗi sợ hãi của thị trường, chủ yếu là bạn phải chắc chắn rằng bạn không bao giờ dám mạo hiểm số tiền nhiều hơn số mà bạn cảm thấy hài lòng khi để mất nó. Nếu bạn là hoàn toàn hài lòng với số tiền bạn có nguy cơ mất thì không có gì để lo sợ cả. Sợ hãi có thể là một cảm xúc rất hạn chế cho Trader vì nó có thể làm bạn bỏ lỡ các cơ hội giao dịch tốt.


Ngoài ra còn một số cảm xúc khác như hành động muốn trả thù thị trường, hoặc quá hưng phấn khi đạt được lợi nhuận.


Khi người khác tham lam bạn hãy sợ hãi, ngược lại khi người khác sợ hãi bạn hãy tham lam. Đó chính là lời của tỷ phú Warren Buffett dành cho các nhà giao dịch.

Có thể nói đây là một câu nói được rất nhiều nhà đầu tư như yêu thích và áp dụng trong phương pháp giao dịch.


4. Các tâm lý trong giao dịch thường gặp

Điều đó chứng tỏ rằng cảm xúc chính là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong giao dịch. Tuy nhiên nói thì dễ nhưng làm, ứng dụng và điều chỉnh cảm xúc lại là điều cực kỳ khó. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho mọi người những tâm lý đặc trưng phổ biến của các nhà đầu tư:


Lạc quan

Thông thường, cảm xúc này sẽ xuất hiện ở những nhà đầu tư mới. Bởi vì họ nghĩ rằng thị trường tài chính rất dễ chơi, họ sẽ mau chóng giàu trong một tương lai không xa. Uptrend chính là xu hướng rất dễ bắt gặp những sự lạc quan yêu đời này.


Niềm tin

Đây cũng là một cảm xúc khá phổ biến trong xu hướng uptrend. Ví dụ như khi mà các nhà giao dịch quyết định mua các sản phẩm họ quan tâm. Lúc này, họ quyết định chi trả rất nhiều tiền để đặt lệnh buy. Họ mong rằng sản phẩm họ mua sẽ giúp họ kiếm được một khoản lợi nhuận cao.


Hưng phấn

Đây là một cung bậc cảm xúc sẽ không mang đến những những lợi nhuận nào cho các nhà đầu tư. Ngược lại nó chỉ đưa mọi người vào những con đường sai lầm, khiến cho họ thực hiện những hành động cực kỳ vô lý. Đó có thể là các hành động như bán không quan tâm thị trường, mua vô tội vạ hay nhồi lệnh.


Khi tồn tại cảm xúc này nó khiến cho các nhà giao dịch quên đi những rủi ro, thua lỗ mà thị trường mang đến. Suy nghĩ kiếm tiền làm giàu từ thị trường là một điều đơn giản đã khiến cho thị trường có nhiều biến động mạnh mẽ. Minh chứng là việc họ đã bỏ ra rất nhiều tiền để thực hiện các lệnh mua trong thị trường forex. Ngoài ra, việc này cũng diễn ra tại các thị trường khác như tài chính, chứng khoán và sàn điện tử.


Lo lắng

Khi thị trường bắt đầu có xu hướng giảm, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu cảm thấy hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên trên thực tế thì các nhà đầu tư sẽ không thật sự quá quan tâm đến việc này. Bởi vì họ suy nghĩ rằng giá sẽ tăng trở lại, việc giá giảm bây giờ chỉ là sự tạm thời mà thôi. Họ có suy nghĩ như vậy là bởi vì do hai nguyên nhân quyết định đến. Thứ nhất là do ảnh hưởng của cảm xúc hưng phấn tác động đến. Thứ hai cũng có thể là do thị trường có xu hướng đảo chiều chưa thực sự là rõ ràng. Lệnh sell ở giai đoạn này không thực sự phổ biến.


Sợ hãi

Khi mà thị trường tiếp tục giảm sâu, tâm lý sợ hãi sẽ bắt đầu xuất hiện. Chứng minh thông qua việc họ sẽ bắt đầu đưa ra những sự quyết định kỹ càng hơn khi thực hiện các giao dịch. Họ sợ rằng những sản phẩm mà họ mua vào sẽ không thể tăng lại. Mà ngược lại nó sẽ càng giảm sâu hơn khiến cho họ rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề. Giai đoạn này, thị trường có xu hướng giảm một cách rõ ràng hơn. Do đó lệnh sell bắt đầu được đặt ở thời gian này.


Tuyệt vọng

Sau cảm xúc sợ hãi chính là sự tuyệt vọng. Khi mà cảm xúc tuyệt vọng xuất hiện, nó sẽ khiến các nhà giao dịch thực hiện những hành động vô lý. Nguyên nhân do giá của sản phẩm họ đầu tư giảm liên tục, thua lỗ nặng nề khiến cho tâm lý trở nên bất ổn.


Chính vì thế mà việc bán không suy nghĩ sẽ được xuất hiện ở giai đoạn này. Lúc này họ chỉ mong rằng làm sao để có thể bán được các sản phẩm này một cách nhanh có thể. Giai đoạn này tư tưởng lấy lại vốn sẽ không còn xuất hiện. Có thể nói đây là cảm xúc làm cho các nhà đầu tư cảm thấy bất lực và đáng sợ nhất.


Hoảng loạn

Sau cảm xúc tuyệt vọng, các nhà đầu tư sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn. Ở giai đoạn này việc bán tháo xảy ra liên tục và không ngừng nghỉ. Các nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận việc thua lỗ và các quyết định được đưa ra rất nhanh chóng.


Giận dữ

Sau khi đầu tư thất bại tại thị trường, họ sẽ cảm thấy rất bực tức và rất dễ dàng nổi giận. Do họ đã bị mất đi rất nhiều tài sản từ việc đầu tư trước đó. Lúc này, họ cảm thấy chính những sàn giao dịch, thị trường chứng khoán chính là nguyên nhân khiến họ rơi vào tình trạng này. Đây chính là giai đoạn mà thị trường mất đi rất nhiều nhà giao dịch.


5. Thói quen của Trader thất bại

5.1. Không Có Hệ Thống Giao Dịch Rõ Ràng, Không Hiểu Bản Chất Thị Trường

Đây là trong những vấn đề không ít Nhà đầu tư mới gặp phải do họ chưa hiểu được bản chất của thị trường. Mới tham gia thị trường nên đối với họ cái gì cũng mới mẻ, không xác định được cái nào đúng sai, cái nào là tốt xấu. Họ đi vào tìm một hệ thống hoàn hảo như là “chén thánh”. Nhưng thực chất nó không tồn tại.


Những Nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường họ nghe theo những người đi trước bằng cách tham gia các nhóm, và những lời mời chào kêu gọi đầu tư, những người show tài khoản, lôi kéo của các Sàn giao dịch. Họ không biết đâu là đúng sai, họ tin theo điều đó, theo những tín hiệu ngắn hạn, bị quay trong vòng luẩn quẩn, không tìm được cho mình một hệ thống giao dịch rõ ràng. Đến lúc họ thua lỗ thật sự họ mới đi tìm hiểu thật sự, khi này họ mới nhận ra mình đã sai…

Hệ thống giao dịch có quá nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ chỉ báo, trường phái giao dịch khác nhau có những ưu điểm và nhược điểm riêng, hầu như không có một hệ thống nào là hoàn hảo. Nó chỉ đúng trong một khoảng thời gian nào đó của thị trường, có xu hướng hoặc đang đi ngang. Vì vậy họ hoang mang thật sự, không biết làm sao là đúng, từ đó mất niềm tin vào thị trường.


Để khắc phục được điều này là bạn cần dừng ngay việc giao dịch lại, tìm cho mình một người có kinh nghiệm lâu năm, hiểu được bản chất thị trường, định hướng cho bạn một con đường đi đúng đắn. Nếu bạn còn trẻ là người có khả năng sử dụng máy tính, internet thành thạo, khả năng ngoại ngữ tốt thì bạn nên tự mình tìm hiểu từ những trang mạng uy tín, những trang mạng xã hội trong nước và ngoài nước từ đó rút ra những kinh nghiệm cho mình từ những ngời đi trước. Từ đó tự hình thành và hoàn thiện cho mình một Hệ thống giao dịch phù hợp với mình.


5.2. Không Tuân Thủ Quy Tắc Vào Lệnh, Điểm Vào Lệnh Không Chuẩn

Có thể nói đây là vấn đề hầu như Nhà đầu tư nào cũng gặp phải. Sau khi họ đã tìm cho mình một hệ thống giao dịch rồi nhưng họ lại không đặt ra cho mình một nguyên tắc vào lệnh, hoặc trong quá trình giao dịch họ phá vỡ những quy tắc đó sau một vài biến động khó đoán của thị trường.


Điểm vào lệnh không chuẩn


Thật ra thị trường có lúc này lúc khác, có những thời điểm thị trường đi theo ý bạn, nhưng cũng có thể có những thời điểm thị trường dường như đang chống đối lại chính bạn, nếu bạn không bình tĩnh, không đủ tỉnh táo bạn sẽ bị thị trường cuốn theo. Từ đây, khiến bạn hấp tấp vào lệnh, bỏ qua những quy tắc vào lệnh mình đã đặt ra và dẫn đến thua lỗ nặng.


Để khắc phục được nhược điểm này bạn cần xác định cho mình những điều quan trọng sau:


Xác định khung thời gian giao dịch rõ ràng (ngắn hạn hay dài hạn).

Tuân thủ những gì đã đặt ra, điểm vào lệnh, dừng lỗ, chốt lời.

Hãy tin vào những quyết định của chính bản thân mình, để thị trường quyết định phần còn lại.

Bạn phải thật sự nghiêm túc, cải thiện từ từ những gì mình đang gặp phải, từ đó hình thành cho mình thói quen tuân thủ những gì mình đã đặt ra trước đó, và không tự động phá vỡ những quy tắc đã đề ra.


5.3. Quản Lý Vốn, Không Đặt Dừng Lỗ (SL), Nhồi Lệnh Đại Pháp

Đây là bài toán nan giải mà không ít Nhà đầu tư làm được. Vì thị trường biến động rất khó lường, không có gì là chính xác tuyệt đối. Có những lúc dừng lỗ là tốt, có những lúc không dừng lỗ tiếp tục nhồi lệnh chờ giá quay đầu lại cũng tốt…. có thể bạn sẽ hoang mang không biết nên dừng lỗ hay chờ quay lại?


Không quản lý rủi ro


Đây là vấn đề liên quan đến việc quản lý vốn của bạn, mỗi người sẽ phù hợp với mỗi phương pháp giao dịch. Nó phụ thuộc vào số vốn bạn bao nhiêu, bạn giao dịch ngắn hạn hay dài hạn, bạn chấp nhận nó như thế nào… Có nhiều Nhà đầu tư chấp nhận dừng lỗ bằng cả tài khoản của mình để có được lợi nhuận lớn hơn, gấp 2, gấp 3 lần tài khoản… nên rất khó nói được đâu là việc làm tốt nhất.


Ở đây chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề Quản lý vốn dài hạn, với số vốn gần như là cố định, xác định mục tiêu lâu dài bền vững. Vì vậy điều bắt buộc mà bạn phải đặt ra trước mắt đó là bài toán quản lý vốn trên số vốn của bạn đang có. Ở đây có thể là 1000$, 10 000$ hoặc 100 000$ tùy thuộc vào tình hình kinh tế của bạn.


Hiện tại bạn cũng thấy lãi suất vay ngân hàng chỉ trên dưới 10%/ năm. Ở đây bạn phải nhìn nhận vào thực tế và lâu dài, nếu bạn thành công với lĩnh vực đầu tư nào mà kiếm được lợi nhuận ổn định trên 10% /năm xem như bạn đã thành cồng. Bạn phải cần thời gian, kinh nghiệm để nâng cao mục tiêu lợi nhuận đó lên theo thời gian.


Từ đó bạn phải giải quyết những vấn đề như:


Số vốn cố định

Mục tiêu lợi nhuận

Rủi ro chấp nhận được

Xác định ổn định lâu dài.

Để tài khoản của bạn ổn định lâu dài bạn bắt buộc phải có phương pháp dừng lỗ, ở đây từ theo mục tiêu lợi nhuận và rủi ro bạn có thể chấp nhận được. Theo mình nghĩ lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, bạn nên chọn mức dừng lỗ phù hợp. Mĩnh nghĩ mức dừng lỗ từ 5 -20% tài khoản là có thể chấp nhận được. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các quỹ họ luôn làm điều này.


Vì vậy vấn đề dừng lỗ là rất quan trọng, nó liên quan đến tài khoản của bạn. Trên đây mình chỉ phân tích ở một khía cạnh, trên thực tế có rất nhiều phương pháp và cách thức khác nhau quản lý vốn để có được lợi nhuận, nhưng phải cần thời gian và kinh nghiệm rất nhiều.


5.4. Tâm Lý Giao Dịch, Tham Lam Lợi Nhuận Lớn, Sợ Hãi Khi Thua Lỗ

Liên quan đến tiền bạc nên bản thân mỗi người ai cũng có trong mình máu tham và sợ hãi khi thua lỗ. Đây là một nghề rất nhạy cảm về tâm lý. Vì vậy không ít nhà đầu tư có thể làm được và thành công với nó. Nếu bạn muốn thành công trong thị trường tài chính này, vấn đề tâm lý trước sau bạn cũng phải tìm cách khắc phục nó và loại bỏ nó ra khỏi những giao dịch của mình.


Tham Lam

Nếu bạn đã từng giao dịch bạn sẽ thấy, kiếm tiền trên thị trường này nhiều khi rất dễ dàng. Ví dụ như là bạn làm quần quật trên công ty cả ngày kiếm được vài trăm ngàn, nhưng tối về đôi khi bạn chỉ cần 1 cái click chuột bạn có thể kiếm được gấp vài lần số đó, có gì sướng bằng đúng không? Từ đó dẫn đến bạn hoang tưởng vào khả năng của mình, mà bạn chỉ cần nghĩ đến lợi nhuận may mắn bạn kiếm được mà bạn quên đi những rủi ro tiềm ẩn có thể có.


Còn đường mới đầu đa phần những nhà đầu tư thua lỗ bắt nguồn từ đây, họ không có cái nhìn về tính ổn định dài hạn, chỉ nhìn cái lợi trước mắt, đến khi thật sự thua lỗ rồi họ mới nhận ra được, đau lòng hơn còn có những người không nhận ra được và cứ luẩn quẩn trong vòng hỗ độn ảo tưởng đó.


Để khắc phục được lòng tham của bạn, bạn cần phải có kiến thức, nhìn nhận vào thực tế, và từng bước khắc phục nó từ đó giúp bạn hạn chế và kìm hãm nó lại.


Sợ Hãi

Con người có lúc vui, lúc sung sướng khi nó đi đúng ý mình, nhưng ngược lại sẽ hoảng loạn, sợ hãi khi thị trường không theo những gì mình mong muốn, đang như cống lại mình. Tiền bạc là thứ khiến con người có thể thay đổi những suy nghĩ của mình trong tích tắc, những quyết định vào lệnh thoát lệnh của bạn rất có thể bị ảnh hưởng vì tâm lý này rồi dẫn đến thua lỗ. Sau khi bình tĩnh lại, phân tích lại bạn mới thấy mình sai, mình không làm theo những quy tắc mà mình đã đặt ra.


Có những thời điểm bạn đã vào lệnh đã có điểm dừng lỗ, chốt lời rồi, nhưng khi thấy thị trường đi ngược lại theo những gì bạn đang dự đoán, dù chưa chạm điểm dừng lỗ của bạn, bạn liền quyết định can thiệp vào lệnh của mình trong phút chốc, và đánh ngược lại. Nhưng rồi bạn đã sai lầm khi thị trường đi theo đúng những gì bạn dự đoán, bạn đã phá vỡ tất cả, dẫn đến thua lỗ liên tiếp….


Vì vậy, để khắc phục được điều này bạn cần kết hợp những gì mình đã nói bên trên, quản lý vốn chặt chẽ, tuân theo những quy tắc mình đã đặt ra, vào lệnh và chờ thị trường quyết định phần còn lại.


Trong thị trường tài chính, việc tham gia thị trường kiếm được lợi nhuận không hề đơn giản. Một Trader thành công cần hội tụ rất nhiều các yếu tố. Vì vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểm xem một nhà giao dịch thành công thì thường có những thói quen nhứ thế nào?



6. Thói quen của Trader thành công

6.1. Đầu Tư Vào Chính Bạn Trước Khi Đầu Tư Vào Thị Trường

Trong mọi vấn đề đầu tư kinh doanh, việc hiểu rõ đang đầu tư, kinh doanh gì? Xác định rõ cơ hội, đánh giá kỹ lưỡng rủi ro và có chiến lược vững chắc là điều đòi hỏi tiên quyết để thành công.

Việc tìm hiểu kiến thức về các loại thị trường tài chính: thị trường ngoại hối, bitcoin, chứng khoán, …  là đòi hỏi bắt buộc trước khi bạn bắt đầu đầu tư. Các nhà giao dịch thành công biết rất rõ điều đó, vì vậy họ không ngừng đầu tư vào kiến thức của mình.

Học hỏi và đầu tư vào bản thân cũng chính là thói quen của trader thành công

6.2. Học Các Quy Tắc Trò Chơi

Việc tìm hiểu các quy tắc của trò chơi trước khi bạn chơi trò chơi đó là rất quan trọng. Liệu bạn có ngồi sau tay lái xe hơi và bắt đầu lái trước khi bạn biết các quy tắc? Tất nhiên là không rồi. Bạn cần học cách rẽ, biết khi nào cần dừng lại và cách tăng tốc an toàn trước khi bạn mạo hiểm với bản thân và những người khác trên đường.

Giao dịch Forex phức tạp hơn việc lái xe hơi đôi chút, nhưng nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên. Bạn cần học và hiểu các quy tắc trước khi bạn bắt đầu giao dịch. Việc hiểu các chi tiết về tài khoản giao dịch của bạn, chẳng hạn như:


Các loại tiền tệ

Spead – chênh lệch giá

Đòn bẩy

Yêu cầu ký quỹ

Loại khớp lệnh

Lệnh gọi ký quỹ và điều khoản hợp đồng

Vì vậy việc tìm hiểu hệ thống giao dịch, biện pháp an toàn phù hợp, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm giao dịch là rất quan trọng nếu bạn muốn thành công.


6.3. Thực Hành, Thực Hành Và Thực Hành

Có công mài sắt có ngày nên kim! Điều này cũng áp dụng với việc giao dịch trên các thị trường. Sau khi nắm vững lý thuyết, các quy tắc và kỹ thuật giao dịch, đến lúc bạn phải thực hành tất cả những kiến thức đó trong điều kiện thực tế. Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng bắt đầu giao dịch ngay với tiền thật, mà bạn hãy bắt đầu từ việc giao dịch Demo.

Thực hành giao dịch thường xuyên

Với tài khoản Demo, bạn có thể thử nghiệm thị trường, giao dịch trong điều kiện thị trường khác nhau và thực hành chiến lược giao dịch của bạn với tiền ảo. Ngay cả những nhà giao dịch giỏi nhất trên thế giới cũng sử dụng tài khoản Demo tùy từng thời điểm để thử nghiệm các phương pháp và chiến lược mới.

Sau khi sử dụng tài khoản Demo giao dịch tốt, kiểm nghiệm hệ thống giao dịch rõ ràng, thì lúc này bạn mới bắt tay vào giao dịch tiền thật với số vốn nhỏ.


6.4. Bắt Đầu Nhỏ Với Tài Khoản Giao Dịch Thực

Mặc dù việc thực hành trên tài khoản Demo là một sự khởi đầu tốt, nhưng các nhà giao dịch thành công biết rằng tâm lý, kỷ luật và cảm xúc giao dịch rất khác biệt khi liên quan đến tiền thật.

Lo sợ bị thua lỗ, tham lam một giao dịch thắng lớn và sự hoảng loạn mà bạn có thể cảm thấy nếu một giao dịch đi ngược lại tất cả các cảm xúc thông thường mà bạn sẽ cần học cách kiểm soát để trở nên thành công.Vì vậy bạn nên giao dịch tiền thặt bằng số vốn nhỏ.


6.5. Không Kì Vọng Trở Thành Triệu Phú Với 100$

Một trong những lý do chính khiến ngoại hối mở rộng trên khắp thế giới và có được mức độ phổ biến cao trong số các nhà giao dịch đó là đòn bẩy rõ ràng. Đúng là đòn bẩy thu hút sự chú ý của nhiều nhà giao dịch và đặc biệt là những người nạp số tiền nhỏ.

Nhiều người mới bắt đầu vội vàng thực hiện giao dịch với số tiền nạp nhỏ, mong thu được lợi nhuận lớn. Thông thường, kỳ vọng sai lầm của họ đã dẫn đến các quyết định tồi và sự thất vọng. Hiểu đòn bẩy, chiến lược và việc quản lý vốn là chìa khóa để sử dụng sức mạnh của tiền nạp, vì vậy hãy xác định lại tiền nạp của bạn và học cách đầu tư thời gian một cách thông minh.


Các nhà giao dịch thành công biết rất rõ rằng lợi nhuận tiềm năng của họ tương ứng với rủi ro.

Thói quen thực hành giao dịch thường xuyên từ tài khoản Demo đến tài khoản thực

6.6. Có Các Kỳ Vọng Thực Tế

Các nhà giao dịch thành công có kỳ vọng thực tế, mà kỳ vọng này có mối liên hệ trực tiếp với việc hiểu tỷ lệrủi ro trên lợi nhuận.


Bạn sẵn sàng mạo hiểm đến mức nào?

Bạn có thể nạp tiền nhiều đến mức nào?

Bạn có thể dành bao nhiêu giờ cho việc giao dịch?

Về cơ bản, câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này sẽ xác định lợi nhuận tiềm năng của bạn! Các nhà giao dịch thành công có kế hoạch chi tiết cho việc giao dịch và kỳ vọng của họ được dựa trên thực tế, mà việc này giúp họ ít có khả năng đi chệch hướng hơn. Tìm hiểu các quy tắc và có kỳ vọng thực tế có nghĩa là biết khi nào nên tham gia một giao dịch và khi nào nên thoát ra.


6.7. Học Cách Xác Định Xu Hướng

Xu hướng là bạn. Tất cả chúng ta đều đã nghe cụm từ đó quá nhiều lần, nhưng nhiều nhà giao dịch không đi theo sự sáng suốt đằng sau những lời lẽ đó. Những nhà giao dịch thành công thì làm như vậy! Thành công của họ phụ thuộc vào việc xác định xu hướng ngay từ đầu, đi theo nó và hiểu cách để tối đa hóa các lợi ích mà nó mang lại.


Điều này có thể khiến các nhà giao dịch mới nản chí bởi vì họ không được đào tạo về việc xác định xu hướng trong các giai đoạn phát triển ban đầu. Học cách tìm ra các dấu hiểu nhỏ của công cụ chỉ báo đi theo xu hướng là một kỹ thuật quan trọng để thành công mà mọi nhà giao dịch giỏi sử dụng.


Một công cụ chỉ báo đi theo xu hướng có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi theo chiều hướng của xu hướng chủ đạo thay vì đảo chiều, vì vậy đó là nguồn chỉ dẫn tuyệt vời cho các nhà giao dịch.


6.8. Học Các Xác Định Đảo Chiều Xu Hướng

Đảo chiều xu hướng đánh dấu sự kết thúc của xu hướng hiện tại và sự bắt đầu của một xu hướng mới, và đó là cách nhanh nhất để “nhảy” vào một giao dịch mới. Điều này có thể xảy ra trong mọi khung thời gian và nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa một giao dịch thắng lớn, giao dịch hòa vốn hoặc giao dịch thua lỗ.


Các nhà giao dịch thành công hiểu rất rõ điều đó và tận dụng nó mỗi ngày. Việc có thể đọc biểu đồ giao dịch một cách hiệu quả và hiểu đường đi của đám đông là rất quan trọng. Vì vậy, bạn phải tìm cho mình một hệ thống chỉ báo xác định đảo chiều xu hướng để bạn có thể dựa vào.


6.9. Xây Dựng Một Hệ Thống Giao Dịch

Có hàng nghìn chiến lược giao dịch, mà việc này có thể khiến người mới bắt đầu bối rối. Mặc dù vậy, đừng có lo lắng, bởi vì hầu hết các chiến lược đều đi theo xu hướng. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên bởi vì các thị trường đi theo xu hướng có nhiều khả năng tiếp tục thay vì đảo chiều. Nếu bạn cần học một chiến lược, thì đó là đi theo xu hướng & đảo chiều xu hướng.


Bạn cần xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch có thể giúp bạn biết cách xác định xu hướng chủ đạo và cách tham gia thị trường khi một xu hướng mới bắt đầu lại từ đầu. Sẽ là một ý tưởng tốt để phát triển hệ thống giao dịch của riêng bạn dựa trên các xu hướng.


Học cách xác định xu hướng chủ đạo.

Tìm ra sự đảo chiều.

Biết điểm vào thị trường.

Hiểu điểm thoát thị trường.

Đi theo hệ thống đó.

6.10. Thử Nghiệm Hệ Thống Giao Dịch Của Bạn

Là người mới bắt đầu, bạn có thể tự hỏi, “tại sao tôi cần một hệ thống giao dịch?” Điều gì có thể là lý do để muốn đi theo một chiến lược giao dịch? Việc có một hệ thống rất dễ dàng. Phần khó khăn nhất là đi theo hệ thống đó. Một hệ thống được thử nghiệm đầy đủ cho phép bạn tin tưởng vào nó và hành động với độ chính xác như máy về việc khi nào là thời điểm tốt nhất để tham gia thị trường, chốt lãi hoặc thậm chí là cắt lỗ.


Sau khi bạn đã tìm thấy sự kết hợp thoải mái của các chỉ báo và các quy tắc quản lý rủi ro, thì đến lúc phải thử nghiệm… thử nghiệm.. thử nghiệm! Chỉ có bằng cách thử nghiệm chiến lược của mình thì bạn mới biết liệu nó có sinh lợi và đáng để lặp lại không.


Hãy dành thời gian và xây dựng sự tin tưởng vào hệ thống của bạn để bạn sẵn sàng đi theo nó và tận dụng các cơ hội mà thị trường chắc chắn dành cho bạn.


7. Kiến Thức Cần Đạt Được Khi Hoàn Thành Khóa Học

Tâm lý của con người vô cùng phức tạp nhưng tựu chung lại có 2 tính chất mà chúng ta cần phải kiểm soát thật tốt đó chính là lòng tham và sợ hãi. Việc kiểm soát tâm lý giao dịch không thể chỉ nói hay bằng cách tự ám thị thì không đủ. Đòi hỏi bạn cần rèn luyện và giữ kỷ luật để duy trì tinh thần và áp dụng trên thị trường thực tế để có thể hiểu rõ hơn. Đội ngũ TRADERPTKT.COM sẽ tóm tắt một số ý chính để bạn có thể tập trung vào hơn ở bên dưới đây.


Hiểu được khái niệm và bản chất của tài chính hành vi cũng như những lệch lạc hành vi của con người khi tham gia đầu tư trên thị trường tài chính

Thấy được yếu tố tâm lý giao dịch là phần không thể thiếu có khả năng quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của một trader

Biết được nguồn gốc và các cung bậc cảm xúc thường gặp của trader

Những bước để kiểm soát tâm lý và hình thành tư duy giao dịch đúng đắn

Những thói quen của một Trader thất bại

Chúng ta tham giá vào thị trường với mục đích duy nhất là “kiếm thật nhiều tiền”. Kết quả là chúng ta thường cháy tài khoản

Chúng ta thường nghĩ rằng chỉ có thể kiếm được lợi nhuận lớn bằng cách chấp nhận rủi ro lớn.

Không có kế hoạch giao dịch rõ ràng, chỉ muốn sử dụng tín hiệu giao dịch của người khác

Không có hệ thống giao dịch hoặc sử dụng hệ thống của người khác mà không thử nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp với tính cách của mình

Vì sự tham lam mà không thể bỏ qua những giao dịch không đạt đủ điều kiện

Khi nào cũng nhìn thấy cơ hội và cảm thấy mình cần phải vào lệnh không là sẽ mất cơ hội

Thường quá do dự, không dám đưa ra quyết định

Vì lo sợ rằng lợi nhuận ít sẽ biến thành thua lỗ, nên thường đóng lệnh sớm và bỏ lỡ những khoản lợi nhuận lớn

Bị hút vào những giao dịch thua lỗ với hy vọng có thể “theo ý mình” bằng cách nào đó. Kết quả là thường phải chịu thua lỗ nặng nề, thậm chí là cháy tài khoản

Không đủ kiên nhẫn theo đuổi bất kỳ phương pháp nào, để nghiên cứu cách cải thiện tình hình mà mình đang gặp phải.

Không ý thức được tầm quan trọng của việc “trả học phí”. Không học hỏi từ kinh nghiệm trên thị trường, nên lặp lại những sai lầm cho đến khi mất hết số Vốn ban đầu

Chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được trên thị trường

Động cơ thúc đẩy là tiền và luôn nghĩ rằng đầu tư, đầu cơ là cách làm giàu dễ dàng

Say mê, cuốn hút vào các giao dịch của mình

Những thói quen của một Trader thành công

Tin rằng việc bảo toàn vốn là nền tảng của các chiến lược giao dịch và luôn là ưu tiên hàng đầu

Luôn nghĩ đến rủi ro trước khi nghĩ đến lợi nhuận là hệ quả của thói quen thành công trên thị trường

Phát triển triết lý giao dịch của riêng mình. Triết lý ấy phản ánh tính cách, năng lực, sở thích và mục tiêu của mỗi người

Xây dựng và thử nghiệm hệ thống giao dịch, chiến lược giao dịch cho riêng mình

Chỉ giao dịch những lĩnh vực (forex, chứng khoán, tiền điện tử) mà chúng ta am hiểu

Nói “Không” với những giao dịch mà không đáp ứng tiêu chuẩn của mình

Khi không thể tìm được một giao dịch phù hợp, chúng ta phải đủ kiên nhẫn để chờ, cho đến có tín hiệu

Hành động và đưa ra quyết định nhanh chóng, dứt khoát khi tìm thấy thấy cơ hội

Giữ các giao dịch của chung ta cho đến khi đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định ban đầu

Trung thành với hệ thống riêng của chúng ta, liên tục rèn luyện và cải thiện để hiệu quả hơn

Nhận thức được rằng chúng ta cũng có thể sai lầm và sửa chữa ngay sau khi nhận ra sai lầm đó. Nhờ vậy, những thua lỗ của chúng ta không đáng kể

Luôn xem sai lầm của bản thân trên thị trường là bài học kinh nghiệm xương máu

Kinh nghiệm tích lũy được càng nhiều, chúng ta càng thu được nhiều lợi nhuận. Có thể nói rằng chúng ta đã “trả học phí” để có kết quả tốt cho sau này

Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được trên thị trường

Đầu tư vào việc trau dồi kiến thức, học hỏi những người đi trước, hoặc thích nghi với những thay đổi đổi mới của thị trường








Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg