#cafekinhdoanh

Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó." Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?" Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó! Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn." Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.

Lạm phát là gì? Nhóm ngành nào hưởng lợi từ lạm phát tăng cao?


 Trong nền kinh tế, khi xảy ra lạm phát làm cho khu vực đó có một cuộc sống rất khó khăn. Và điển hình cho việc đó là đất nước Venezuela, tại đó đang bị siêu lạm phát lên tới 1.000.000%.

Khi mua một đồ dùng cơ bản như bánh mì, kem đánh răng thì phải mang cả bao tải tiền đi mới đủ để mua chúng.

Điều đó có thể thấy đây là một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng không phải ai cũng hiểu lạm phát là gì?

Lạm phát là gì?

Khái niệm:

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát có 3 mức độ:

  1. Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10 %
  2. Lạm phát phi mã: 10 % đến dưới 1000 %
  3. Siêu lạm phát: trên 1000 %

Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5 % trở xuống. Một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10 % thì tiền mất giá tầm 5 % là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5 % tăng trưởng thực sự.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm qua, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của người dân.

Cảnh sốc ở Venezuela: Tiền nhiều hơn lá cây, vứt đầy đường không ai buồn nhặt - Ảnh 3.

Siêu lạm phát ở Venezuela khiến đồng nội tệ gần như không còn giá trị.

Vào đầu thế kỷ 21, do tham nhũng và quản lý yếu kém đã tạo nên khủng hoảng lớn về kinh tế và chính trị tại Venezuela. Tỷ lệ lạm phát tại đây tăng chóng mặt theo từng năm, từ 69 % năm 2014 đến năm 2015 tăng 181 %. Đỉnh điểm cho thời kỳ siêu lạm phát tại Venezuela vào năm 2019. Tỷ lệ lạm phát đạt mức 2,600,000 %.

Nguyên nhân gây ra lạm phát:

  • Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo là việc nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên. Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng sẽ làm giá của loại mặt giá đó cũng tăng lên, kéo theo đó là rất nhiều các mặt hàng dịch vụ cũng tăng giá.

Ví dụ như đồ ăn: Nhu cầu sử dụng thịt lợn tăng. Từ đó nguồn hàng khan hiếm hơn, giá thịt tăng lên. Từ đó kéo theo giá các món làm từ thịt tăng và các loại nông thực phẩm khác cũng tăng…

  • Lạm phát do chi phí đẩy

Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: tiền nguyên vật liệu, máy móc, lương, thuế,… Nếu các yếu tố trên tăng thì bắt buộc các doanh nghiệp cũng cần tăng giá sản phẩm của mình. Đó gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

  • Lạm phát do cơ cấu

Xuất phát từ việc tăng tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Trên thị trường có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thu nhập tốt vì vậy họ sẽ tăng tiền công cho người lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh không tốt, nhưng theo xu hướng của thị trường doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động. Vì không có doanh thu tốt, để tăng lương được cho người lao động doanh nghiệp đó bắt buộc phải tăng giá sản phẩm. Từ đó sinh ra tình trạng lạm phát.

  • Lạm phát do xuất khẩu

Số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng vọt dẫn đến tổng cầu tăng, tuy nhiên tổng cung lại không đáp ứng được, cần gom hàng hóa trong nước để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Dẫn đến tình trạng cầu trong nước không được đáp ứng. Sự mất cân bằng giữa tổng cung và cầu chính là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

  • Lạm phát do nhập khẩu

Giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế phí tăng hoặc do giá cả thị trường thế giới tăng). Giá bán hàng hóa đó sẽ có mức tăng cao, đến một thời điểm nhất định khi mức giá chung bị hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh sẽ gây lên tính trạng lạm phát.

  • Lạm phát do cầu thay đổi

Là sự thay đổi do nguồn cầu và cung, dẫn đến tình trạng độc quyền cung cấp một loại mặt hàng nào đó, và chính sách giá không tốt, liên tục tăng. Kể cả khi nguồn cầu đã giảm giá của mặt hàng đó cũng không giảm.

  • Lạm phát tiền tệ

Trường hợp này sẽ xảy ra khi lượng tiền trong nước lưu thông tăng. Có thể do ngân hàng trung ương mua công trái phiếu theo yêu cầu của nhà nước, điều đó làm cho lượng tiền lưu thông tăng lên hoặc do ngân hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá với tiền ngoại tệ.

Phương pháp đo lường lạm phát phổ biến

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước,…

Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất cho chỉ số lạm phát. Giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số. Cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện.

Hiện nay, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index). Đây là chỉ số đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế…, được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”.

Ví dụ: Vào tháng 1 năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ là 202,416 USD; và vào tháng 1 năm 2017 thì chỉ sổ CPI là là 211,080 USD. Sử dụng công thức để tính toán tỷ lệ phần trăm lạm phát hàng năm bằng chỉ số CPI trong suốt năm 2017 là:

((211,080 – 202,416) / 202,416) x 100 % = 4.28 %

Từ đó ta ra kết quả là tỷ lệ lạm phát đối với CPI trong khoảng thời gian một năm này là 4,28 %. Nghĩa là mức giá chung cho người tiêu dùng điển hình của Mỹ trong 2017 đã tăng khoảng hơn 4 % so với năm 2016. Đầu tư tài chính giúp chống mất giá do lạm phát.

Hậu quả của lạm phát là gì?

Lạm phát cao để lại những hậu quả vô cùng lớn với nền kinh tế, xã hội của một quốc gia. Những hậu quả thực tế:

  • Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động: Thu nhập cao, tuy nhiên việc quy đổi số tiền đó ra những vật giá trị là rất thấp
  • Tác động trực tiếp lên lãi suất của ngân hàng. Lãi suất tăng dẫn đến suy thoái nền kinh tế, tình trạng thất nghiệp xảy ra
  • Phân chia thu nhập không bình đẳng, phân hóa giữa người giàu và nghèo ngày một lớn
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến khoản nợ quốc gia. Khi đồng tiền mất giá, số tiền được quy đổi ra đồng tiền nước ngoài sẽ tăng mạnh. Các khoản nợ sẽ trở nên trầm trọng hơn.
  • Lợi nhuận của nhà đầu tư cũng vì thế mà giảm đi. Số tiền lãi nhận về sẽ không còn đúng giá trị vốn có.

Nhóm ngành nào hưởng lợi từ lạm phát tăng cao?

Nhiều quốc gia hiện nay đang hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng lạm phát trên toàn thế giới. Thị trường tài chính lớn nhất thế giới là Mỹ, đang ghi nhận chỉ số lạm phát ở mức 8.5 % - mức cao nhất trong 40 năm qua.

Đầu tư chứng khoán - Bước đi đầu tiên trên hành trình tự do tài chính

Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng, tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, lạm phát đang được kiểm soát ở mức độ vừa phải trong năm nay. Và thị trường chứng khoán vẫn là kênh hỗ trợ đầu tư trong khi GDP được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng. Vậy đâu là nhóm ngành mà nhà đầu tư nên để ý và lựa chọn khi tình trạng lạm phát tăng cao?

STTNhóm ngànhNguyên nhânVí dụ
1Nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đà tăng hàng hóa:nhóm ngành tự chủ nguồn vào + hưởng lợi từ giá bán ra, nhóm dầu khí

Đối với các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất, kinh doanh khép kín sẽ được hưởng lợi từ việc tăng giá bán đầu ra. Việc tự chủ được nguồn đầu vào trong tình hình lạm phát sẽ giúp cải thiện được biên lợi nhuận của doanh nghiệp.. Đây là nhóm doanh nghiệp đã hoàn thiện được chuỗi giá trị nên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Do ảnh hưởng từ chiến sự Nga – Ukraine khi Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 toàn cầu và cung cấp tới 40 % lượng khi đốt cho Châu Âu, giá dầu Brent đã liên tục tăng mạnh hơn 50 % và giá khí đốt tại khu vực Châu Âu cũng đã tăng 90 % từ đầu năm 2022 đến nay.

Với diễn biến từ tình hình thế giới như hiện nay, chắc chắn giá dầu, khí sẽ liên tục thay đổi phụ thuộc vào mức độ xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, đồng thời là các biện pháp cấm nhập khẩu dầu của EU.

HPG

GAS, PVS…

2Nhóm doanh nghiệp sản xuất nhu yếu phẩm

Ngành nông nghiệp, thực phẩm với đặc thù là ngành nhu yếu phẩm, an toàn và thường có thêm lợi nhuận từ cổ tức cao, cũng là nhóm ngành nên đầu tư trong giai đoạn lạm phát. Chi phí đầu vào của doanh nghiệp ngành này (chủ yếu là chi phí nhân công) thường tăng chậm hơn giá đầu ra, vì thế biên lợi nhuận sẽ được cải thiện.

Do ảnh hưởng từ xung đột Nga và Ukraine, nguồn cung giá lương thực toàn cầu đã tăng cao, khiến 30 quốc gia đã hạn chế đề xuất các mặt hàng lương thực để đảm bảo an ninh lương thực do lo ngại giá cả sẽ leo thang.

MSN, VNM, SAB…
3Nhóm doanh nghiệp bảo hiểmNguyên nhân là do lạm phát làm tăng rủi ro cho các hoạt động kinh tế khiến nhu cầu về bảo hiểm lại tăng lên; đồng thời tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi cao của các doanh nghiệp bảo hiểm giúp các doanh nghiệp này được hưởng lợi trong môi trường lạm phát.BVH, MIG, PVI…
4Nhóm doanh nghiệp phòng thủ

Cổ phiếu phòng thủ là loại cổ phiếu luôn mang lại cổ tức và thu nhập ổn định bất chấp tình hình biến động của thị trường chứng khoán. Điều này xuất phát từ nhu cầu liên tục đối với sản phẩm của công ty nên cổ phiếu phòng thủ luôn duy trì được sự ổn định trong những giai đoạn khác nhau của một chu kỳ kinh doanh.

Trong giai đoạn lạm phát cùng với những bất ổn địa chính trị như hiện nay, các nhà đầu tư nên đầu tư các cổ phiếu thuộc về những công ty lâu đời sản xuất hàng tiêu dùng nhờ dòng tiền mạnh, khả năng vượt qua thách thức thị trường cao. Nhà đầu tư ưa chuộng nhóm cổ phiếu này bởi lợi nhuận dài hạn song hành rủi ro thấp so với những loại khác.

PLX, REE,VMD, MIPEC, TRA…

Lạm phát là cụm từ được nhắc đến trong những năm gần đây. Khi lạm phát xảy ra có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, làm nhiều chủ đầu tư lao đao và khó khăn. Nhà đầu tư cần đi trước và đo lường được tình trạng lạm phát để đưa ra những quyết định sáng suốt, tránh rủi ro.

Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg