Góc nhìn kinh tế 6 tháng: vì sao "tăng trưởng mạnh" ?
Chủ đề tuần này :
Góc nhìn kinh tế 6 tháng: vì sao “tăng trưởng mạnh” ?
Vậy vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán? Ngoài chuyện tăng trưởng còn tỷ giá, lãi suất sẽ ảnh hưởng ra sao ?
Một vài tin thú vị trong tuần
Bài đọc thú vị trong tuần
Bạn bè mình tuần này thấy cãi nhau dữ chủ đề tăng trưởng nên mình viết để troll anh em bạn thân, đồng thời chia sẻ một vài quan điểm về nhìn nhận về số liệu kinh tế vĩ mô cũng như cách mọi người link yếu tố vĩ mô tới thị trường.
Góc nhìn kinh tế 6 tháng: vì sao tăng trưởng mạnh?
Đầu tiên là tuần này công bố số GDP 6 tháng đạt 6,42%, vượt xa mức 3,72% của 2023.
Anh em vì vậy bắt đầu cãi nhau vì chính Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư cho rằng doanh nghiệp đang rất khó khăn
Đồng thời có anh em còn chỉ ra rằng tín dụng tăng trưởng chỉ 4,45% vậy sao mà tăng trưởng GDP mạnh vậy?
Mình cố gắng reconcile các con số này để các bạn có một cái nhìn tổng quát.
Nói chuyện tín dụng trước: Theo Báo đầu tư thì ước tính tín dụng đến 30/6 có thể đạt 5-6%. Theo số này thì tín dụng sẽ không tăng thấp hơn 2023 như cái chart cách đây khoảng nửa tháng của bài đăng trên TBKTSG gần đây. Tuy nhiên, nó cũng sẽ chỉ tương đồng với 2023 về tăng trưởng tín dụng chứ không đột phá. Vì vậy chỉ có thể kết luận rằng tăng trưởng GDP H1 2024 mạnh hơn cùng kỳ không do tín dụng đột biến của cùng giai đoạn 6 tháng đầu năm. Mình nhấn mạnh vậy để làm gì? Để nói rằng nó có thể là độ trễ của tăng tín dụng mạnh cuối 2023, cũng có thể do yếu tố ngoài tín dụng nội địa. Vì tăng trưởng kinh tế là khái niệm flow, nên tác động của tín dụng có thể có độ trễ. Do đó so sánh tăng trưởng tín dụng yếu với GDP growth khả quan không thấy tương thích là thường. Tuy nhiên nó có hàm ý là GDP growth mấy tháng tới muốn push lên mạnh là không dễ vì lực đẩy từ tín dụng 6 tháng vừa rồi không mạnh.
Nói đến phát biểu của Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư, thì Bộ trưởng nói doanh nghiệp trong nước đang khó khăn, mà chính xác hơn hiểu context là doanh nghiệp nhỏ. Đây là sự thật. Nhưng doanh nghiệp FDI thì 6 tháng vừa qua xuất khẩu tốt. Vậy nên FDI kéo nền kinh tế, DN nhỏ trong nước te tua là thường.
Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,35 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,98 tỷ USD.
Tuy nhiên, đáng chú ý là so với cùng kỳ năm trước, khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu tăng mạnh hơn khu vực FDI (nhưng người ta vẫn chiếm 70%+ xuất khẩu, ahihi)
Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 53,39 tỷ USD, tăng 20,6%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 136,69 tỷ USD, tăng 12,3%, chiếm 71,9%.
Vậy mà trong nước vẫn nhập siêu là vì nhập khẩu của khối trong nước tăng mạnh hơn, thế thôi. FDI vẫn chiếm 70%+ xuất khẩu, và xuất siêu. Trong nước chia miếng bánh nhỏ còn lại, và tổng chung là nhập siêu. Nhưng rõ ràng xuất nhập khẩu của trong nước cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, nghĩa là hoạt động sản xuất, đơn hàng đều cải thiện.
Vậy rốt cuộc nên nhìn nhận thế nào? Vì sao kinh tế 6 tháng được cho là tăng trưởng mạnh? Mình cho rằng bức tranh tổng thể là công nghiệp và dịch vụ ở trạng thái phục hồi, tăng trưởng tốt hơn mức thấp nhất của giai đoạn sau Covid, do đó kéo GDP Q2 lên. Nhưng nếu nói là tốt thì không phải. Gọi là phục hồi thì hợp lý hơn. Nhưng lưu ý là so với tình hình đầu năm, đây là một cải thiện đáng lạc quan. Nó mất trend sập xuống dưới 6% mới mệt.
Đáng chú ý, tiêu dùng cuối cùng đóng góp 64% vào tốc độ tăng chung toàn nền kinh tế, thấp hơn 70% mục tiêu của chính phủ. Nên muốn giữ tăng trưởng vững ở mức 6,5%, thì vẫn hên xui nhiều lắm, phụ thuộc vào phần tài sản tích lũy và tăng trưởng xuất khẩu ròng. Vì vậy nghe nói kích thích bất động sản lên lại thì nhiều người không thích, nhưng chắc chắn đó sẽ là một mục tiêu để kéo tăng trưởng vì nó kéo đầu sản xuất công nghiệp, đồng thời kéo đầu tích lũy tài sản, cũng như tạo wealth effect kéo tiêu dùng luôn.
Vậy vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán? Ngoài chuyện tăng trưởng còn tỷ giá, lãi suất sẽ ảnh hưởng ra sao?
Cái này mấy năm qua mình viết không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng vẫn phải viết lại. Thị trường chứng khoán không phải nền kinh tế.
Đây, chỉ số chứng khoán chạy loạn còn tăng trưởng kinh tế thì êm đềm rất đẹp.
Vậy chứng khoán nó phản ánh cái gì? Là giai điệu tổng hợp của:
kỳ vọng về lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết - một phần bị chi phối bởi kinh tế vĩ mô, nhưng chỉ một phần thôi
mức độ rẻ của tiền trong nền kinh tế
mức độ FOMO chứng khoán của bà con (kinh tế tốt bà con lấy tiền đi mua BĐS, crypto, chi tiêu hết thì chứng khoán cũng chả thể lên được). Dạo này đang đá Euro toàn lật kèo, qua bên đó chơi vui hơn chẳng hạn.
biến động dòng tiền ngắn hạn của các nhà đầu tư, ví dụ quỹ nước ngoài bán ròng :)
Vì vậy, vĩ mô chỉ là một phần của bức tranh. Đôi lúc nó là chủ đạo, đôi lúc không phải. Thậm chí khi mà bất động sản và nền kinh tế push lên, có khi dân còn rút tiền chứng khoán qua chơi đất nữa không chừng.
Một điều nữa là doanh nghiệp niêm yết nếu toàn sản xuất và xuất khẩu hàng độc, thì cho dù đa số doanh nghiệp VN khó khăn, họ vẫn sống phây phây thôi. Thấy SP500 của Mỹ hôn, phần lớn earnings growth toàn thị trường chỉ do hơn 30 công ty kéo.
Tuy nhiên, số liệu kinh tế tốt tất nhiên có tác động đến tâm lý anh em đầu tư, để anh em yên tâm gồng. Còn nó có thể bù trừ lại nỗi lo về lãi suất, tỷ giá hay không, thì phải để xem thế nào.
Nói chung về fundamentals, mình không nghĩ thay đổi tỷ giá, lãi suất vừa qua ảnh hưởng đến các công ty niêm yết có fundamentals vững quá nhiều.
Còn vì sao Tây bán? Bạn đi thử mấy roadshow gần đây xem emerging market chiếu bà con coi ai? Ấn, Indo. Việt Nam không tận dụng được cái hype về các vụ nâng tầm quan hệ năm ngoái, đặc biệt là với Mỹ trong thu hút đầu tư, nên chịu thôi. Chúng ta hết hot là thật trên các investment conference gần đây, đặc biệt là với những biến động chính trị đầu năm.
Gió Đông qua rồi thì thôi đợi gió khác. Trong lúc đó, emerging market nhiều chỗ cũng bị dập, nhưng chúng ta vài tuần gần đây bị dập hơi nhiều hơn anh em tí :)
Trung Quốc đang có dấu hiệu slow down lại, có thể sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam cũng là một lý do được đưa ra. Mình thì tin là do Euro :)))) (đùa thôi).
Nói chung về fundamentals, hồi cách đây mấy tháng mình lên VTV nói rồi, mình vẫn tin rằng low rate regime sẽ support về fundamentals cho công ty niêm yết. Còn anh em thích mua cổ phiếu hay không thì ai mà biết được. Tuy nhiên về dài hạn, nếu kinh tế tiếp tục hồi phục thì dân có tiền phải đi phân bổ tài sản, lúc đó chắc chứng khoán cũng ké được một miếng (miếng lớn hay nhỏ thì phải coi mấy kênh khác thế nào?)
Một vài tin thú vị trong tuần
Đô Mỹ mạnh lên, anh em central bank Châu Á gồng cháy cả tay.
Mỹ dạy con nít chơi stock - A nation of investor
Kiến nghị chuyển đổi từ chơi vàng miếng sang vàng kỳ hạn - chúng ta quay đi quay lại mãi trong một cung đường về chính sách quản lý thị trường vàng :)
Chiếc gân gà tỷ giá của Trung Quốc.
Bài đọc thú vị trong tuần
Trung Quốc: Khi giới tài chính "phải yêu nước"
Kamala Harris Won the Debate - Khi 2 ông ứng viên tổng thống quá tệ, thì người ngồi yên bên lề hưởng lợi
Bầu cử Quốc hội Pháp: Những cử tri chán ngán và giận dữ - đọc cho biết tình hình của một trong những ông dẫn đầu Châu Âu
Why Young Europeans Are Embracing the Far Right - Một giải thích thêm, vì sao người trẻ Châu Âu ủng hộ các đảng cực hữu?
Túm lại là:
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao và khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang thúc đẩy sự thay đổi xu hướng chính trị, và những hứa hẹn của chính trị gia cực hữu hấp dẫn, ví dụ chặn nhập cư thì các cháu sẽ có job nhàn lương cao :) (in their dreams).
Các đảng cực hữu sử dụng hiệu quả các nền tảng như TikTok để gây tiếng vang với các cử tri trẻ, trong khi các chính trị gia truyền thống ngại vì sợ mang tiếng.
Một điểm nữa là các chính trị gia cánh tả và trung dung không đem lại được thông điệp thông cảm với giới trẻ, và thừa nhận xã hội và nền kinh tế đang có vấn đề (tại phe của họ nắm quyền và quản lý mờ).
Đoạn kết đau đớn cho những người trung lập thích chỉnh chu:
As a generation of young voters spends much of its time on platforms like YouTube, TikTok, and Instagram – in the United States, teens spend an average of 4.8 hours per day on social media – the result could be a toxic political cocktail. To win back disaffected young people, political leaders must offer them a future they can believe in and embrace the media platforms where young people live.
Giải trí mùa Euro
Euro 2020: Đừng xem thường người Ý, nhưng hãy để ý tuyển Anh. Euro 2024: bạn cứ làm ngược lại là xong.