#cafekinhdoanh

Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó." Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?" Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó! Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn." Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.

Đọc Chậm 21/7: Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước


 

Đọc Chậm 21/7: Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước


Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước

Hội nghị TW3 của Trung Quốc có gì mới?

Sự cố màn hình xanh gây náo loạn cả thế giới


Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước

Trong tuần qua có rất nhiều thông tin và sự kiện quan trọng, nhưng có lẽ sự qua đời của Tổng bí thư là bước ngoặt rất quan trọng.

May be an image of 1 person and text

Một bạn người nước ngoài là lãnh đạo vùng của một tập đoàn Mỹ đang bay sang Hà Nội và nhắn với tôi “We need to embrace uncertainty and changes”. Thông điệp này tương tự một người bạn bay qua Anh thăm tôi nhưng rồi phải hủy kèo vì phải tham gia họp đột xuất do tin về sức khỏe của bác Trọng được công bố.

Vấn đề ở đây là uncertainty và changes họ đang quan tâm là gì? Thay đổi là thay đổi nào?

Để hiểu được điều này, chúng ta quay lại một chút với những di sản để lại để thấy những gì cần thừa kế và những gì phải giải quyết.

NHỮNG DI SẢN: CỦNG CỐ QUYỀN LỰC CỦA ĐẢNG VÀ CHỐNG THAM NHŨNG

Trong bài của anh Lê Hồng Hiệp và anh Nguyễn Khắc Giang viết ngay trước khi công bố thông tin qua đời của bác Trọng, về “di sản dang dở” của tổng bí thư Nguyen Phu Trong’s Incomplete Legacy in Vietnammột vài di sản theo tôi rất quan trọng là:

Thứ nhất, chống tham nhũng, chạm đến những “vùng cấm chưa có tiền lệ”: high-profile anti-corruption campaign that targeted government officials of all ranks

139,000 party members have been disciplined, including 40 members of the CPV Central Committee and 50 generals in the military and police forces. Notably, eight Politburo members, …

Thứ hai, củng cố quyền lực của Đảng. “… main job is to maintain the Party’s survival and ultimately its hold on power”

Under Trong’s watch, internal affairs institutions like the Ministry of Public Security and the CPV Central Inspection Commission were strengthened to combat corruption. There was also an emphasis on revitalising ideology as a means of preventing moral decay among party members. These actions led to a widespread crackdown on corruption and the tightening of Vietnam’s public sphere.

Với hai di sản quan trọng đó, vai trò của nhiều ban trong Đảng được nâng cao trở lại so với thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Đồng thời, chống tham nhũng đã vươn tới những người tưởng chừng không thể vươn tới.

Điều đó một mặt hạn chế tham nhũng tràn lan, thậm chí công khai. Có người nó nhưng tham nhũng vẫn xảy ra, nhưng đó là phân tích chưa thấu đáo. Thử làm một phân tích counter- factual, là nếu như giả sử không có những chiến dịch đó, liệu có khả năng người ta lũng đoạn, hoành hành và tham nhũng công khai hơn nhiều hay không? Rất có thể. Vì vậy, có thể tham nhũng không hết hẳn được, vì nó là vấn đề về kiểm soát quyền lực, lỗ hổng cơ chế, .v.v nhưng mà nó sẽ tạo ra một cái nền cao hơn cho chuyện muốn tham nhũng. Nếu xác suất tôi bị bắt tham nhũng cao, tôi sẽ “ăn cho đáng” chứ không ăn nhỏ nhỏ nữa.

Nhưng đồng thời, nó lại tạo ra hiệu ứng phụ. Trước đây, luật lệ có nhiều bất cập, nhưng để nhanh chóng bôi trơn cho nền kinh tế, người ta lách qua và tìm cách “gỡ”.

Những cái bất cập trong chính sách trước đây được gỡ bằng 2 cách:

1/ Tư bản thân hữu & tham nhũng - tạo ra một tầng lớp ở trên luật pháp (lách luật type-1)

2/ Linh hoạt của địa phương - (lách luật type-2)

Trong cả 2 cách, thì lách luật là bởi vì làm đúng luật thì khó làm.

Sửa luật, bỏ bớt thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh thông thoáng là thứ phải hướng tới. Nhưng chờ lâu quá thì “lách”.

Trong những trường hợp “linh hoạt” đó, rất khó nói rõ, là do cán bộ vì dân hay vì mình. Chính vì thế, trong nhiều ngành, có những cán bộ - ví dụ ngành y, đi tù vì làm sai qui định, nhưng họ có thật là tham nhũng, là ủng hộ tư bản thân hữu hay không thì phải bàn.

Hệ quả của tình trạng đó là việc “cán bộ không dám làm”.

Nói cách khác, di sản về chống tham nhũng và tăng cường quyền lực của Đảng một phần hạn chế tình trạng lạm quyền, khó kiểm soát của địa phương, nhưng cũng triệt tiêu động lực năng động, sáng tạo của các địa phương và cán bộ.

Đây là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế trong những năm tới.

Làm sao để tiếp tục di sản chống tham nhũng, nhưng đồng thời thúc đẩy được sự năng động của nền kinh tế, của các cán bộ trở lại.

THAY ĐỔI, NHƯNG LÀ THAY ĐỔI NÀO?

Đây cũng chính là mối quan tâm của giới kinh doanh trong và ngoài nước. Có hai luồng quan điểm tôi được nghe.

Luồng quan điểm thứ nhất là họ sợ kinh tế Việt Nam sẽ tăng cường kiểm soát, giảm thúc đẩy kinh tế tư nhân, bóp nghẹt sáng tạo trong nền kinh tế. Quan điểm này tôi nghe chủ yếu từ nhóm FDI, nhưng cũng có doanh nghiệp Việt Nam. Vì họ kinh doanh và buôn bán với nhiều nước, và thấy những gì diễn ra ở Trung Quốc, họ lo sợ con đường tiếp nối của Việt Nam sẽ đi về gần cách tiếp cận của Trung Quốc hơn, xa rời kinh tế tư nhân, bỏ rơi doanh nghiệp nhỏ, và hạn chế tinh thần doanh chủ trong xã hội, đánh giá thấp vai trò của thị trường, nâng cao kiểm soát, chú trọng vấn đề an ninh hơn. Và do đó, động lực tạo ra việc làm chính cũng như sáng tạo trong nền kinh tế Trung Quốc từ khu vực tư nhân bị bóp nghẹt.

Luồng quan điểm thứ hai, là cho rằng sẽ không có hay đổi lớn và kinh tế của Việt Nam vẫn sẽ cởi mở, và vẫn cần thúc đẩy kinh tế tư nhân. Nhóm này đến từ những người có kinh nghiệm làm việc ở chính phủ, quốc hội và một số nhà quan sát Việt Nam (nhưng họ không trực tiếp làm kinh doanh). Ví dụ bài của anh Hiệp và anh Giang có nói:

“… irrespective of who succeeds Trong, major changes to Vietnam’s economic and foreign policy should not be expected.”

Tôi nghiêng về phía quan điểm của nhóm thứ hai, vì tôi nghĩ tính thực dụng và không giáo điều của Việt Nam cao hơn Trung Quốc (nó cũng có giới hạn là mình không quyết tâm bằng người ta).

Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là những thách thức về kinh tế vẫn sẽ như cũ.

Nhóm này họ không trực tiếp kinh doanh, thậm chí có tham gia thì cũng không trực tiếp tác nghiệp hay nói chuyện với các bạn tác nghiệp nhiều, nên không cảm nhận được cái bí bách của nhiều hoạt động kinh doanh những năm gần đây, song song với cái chuyện là động lực của đầu tàu kinh tế như HCM, Bình Dương đều chậm lại, cũng như câu chuyện chi tiêu công yếu mấy năm nay.

Nhiều thách thức của Việt Nam vì vậy vẫn như cũ:

Già trước khi giàu. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Đây là thách thức lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm tới vì anh sinh xã hội mỏng và tài sản dự phòng cá nhân của đa số người dân sẽ bị ăn mòn dần bởi lạm phát. Để bù đắp thì phải dựa vào ngân sách để tăng safety net (y tế, chăm sóc người già, nhà ở xã hội, v.v.) tạo gánh nặng lên ngân sách. Hoặc phải tạo gánh nặng lên cho thế hệ sau trong gia đình chăm sóc thế hệ trước. Nếu tăng trưởng thu nhập không đủ nhanh và phân bổ nhiều hơn cho nhóm thu nhập thấp, thì gánh nặng lên nhóm dân cư thu nhập thấp của xã hội là rõ ràng.

  • Đâu là lĩnh vực chiến lược giúp Việt Nam bứt phá? Chúng ta đi đâu cũng thấy hô hào lĩnh vực trọng điểm, nên không biết đâu là trọng điểm.

  • Trong từng lĩnh vực, mục tiêu chiến lược không rõ ràng, mà phản ứng với sự kiện nhiều hơn. Ví dụ rõ nhất là ngành bán dẫn (đào tạo nhân lực, xác định vị thế trong chuỗi cung ứng), và ngành chứng khoán liên tục lỡ cơ hội dù thông điệp thì rất quyết tâm.

  • Môi trường kinh doanh vẫn đầy rẫy giấy phép con, doanh nghiệp vẫn phải đi Sing mở công ty vì môi trường thông thoáng hơn.

  • Câu chuyện với ngành du lịch cũng là một thách thức, và câu chuyện giá vé máy bay cao chỉ mới là một trong hành trăm câu chuyện về du lịch trên Facebook.

  • Đầu tư công giải ngân chậm. Mà đây chưa nói tới chất lượng dự án

  • Dự án hạ tầng vì vậy trì trệ

  • Thách thức thiếu điện cho tăng trưởng kinh tế. Nếu tốc độ tăng trưởng bất ngờ pick up, áp lực về điện là một vấn đề

  • Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số vướng tùm lum, báo chí đăng rất nhiều bài, nhưng nó vẫn nghẽn.

Muốn thay đổi, vì vậy phải kích hoạt lại cải cách và hoàn thiện lại hệ thống pháp luật, bớt giấy phép con, xử lý những vướng mắc ở trung ương và địa phương. Trong đó vai trò chủ động của địa phương đang bị hạn chế. Anh Nguyễn Khắc Giang có một nhận định mà tôi đồng tình trong bài “Anti-Corruption Politics and Shifts in Central-Local Relations in Vietnam

However, centralisation efforts have also deterred bottom-up innovation, which was a hallmark of Vietnam’s Đổi mới era and which differentiated it from China’s top-down approach to reform. In fact, provincial autonomy has significantly contributed to Vietnam’s successful market reforms over the past four decades.

Vì vậy, thách thức của người kế nhiệm tổng bí thư và chính phủ sắp tới là làm sao cân bằng mối quan hệ trung ương-địa phương này, để không tạo ra tình trạng loạn sứ quân, cát cứ, nhưng lại duy trì được sự năng động của địa phương.

Nhìn cách mà nước Anh decentralize quyền và tiền về chính quyền địa phương hay cách các bang của Mỹ vận hành, thì thấy sự độc lập rất lớn của địa phương với trung ương. Tất nhiên không thể học hết những thứ họ làm, nhưng chúng ta có thể tìm được điểm cân bằng trong đó. Nói gì nói, người làm cho địa phương tốt lên hay không dân họ thấy liền, biết liền. Cái đó trung ương không nhạy bằng họ, nên phải có tham khảo thêm. Về mặt này, Trung Quốc trong hội nghị TW 3 vừa rồi của Trung Quốc có nêu vấn đề là cần phải nâng cao tự chủ về tài khóa và đầu tư ở địa phương. Nhưng để xem họ làm thế nào.

Nhưng công tác cán bộ, hay chia quyền cho địa phương bao nhiêu, vẫn chưa phải quan trọng nhất. Quan trọng nhất là đi cải cách hệ thống luật lệ, vốn đã không còn hợp với trình độ nền kinh tế ngày hôm nay nữa, nhưng vẫn kẹt cứng ở nhiều chỗ, tạo ra tình trạng cán bộ không dám làm vì sợ sai. Chia quyền cho địa phương, nhưng nếu cái áo quá chật, thì họ loay hoay mãi cũng không ra được gì.

Hội nghị TW3 của Trung Quốc có gì mới?

Trọng điểm thứ hai trong tuần theo tôi là hội nghị TW 3 của Trung Quốc, thường là nhắm về các vấn đề kinh tế.

Nhiều bài viết đã nói về vấn đề này, tuy nhiên chỉ là ở góc độ định hướng. Cần phải quan sát thực thi nữa. Điểm đáng chú ý lần này thì các từ khóa “an ninh”, “công nghệ”, “rủi ro”, “giáo dục”, “năng suất” là những cụm từ có tần suất xuất hiện cao trong các thông điệp.

May be an image of text that says "18th CPCCC 3rd Plenum 34 20th CPCCC 3rd Plenum 22 22 16 13 1312 6 Keywords frequency of 3rd Plenum Communique No. of mentions 59 生 0 60 53 50 40 30 20 10 Reform Economy Retom Ecorony Market Maritet Opening-up ឈតុលេា Security Secuily Fiscal Fiscal Education Earetion Productivity Probei defense delense National National Fedmdegy Technology Risk 52 35 24 2 Source: J.P. Morgan"

Trong bối cảnh kinh tế TQ tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, vẫn chưa thấy cam kết thúc đẩy lại kinh tế tư nhân như giới phân tích kỳ vọng. Điều này cho thấy sẽ còn thêm một khoảng thời gian nữa để khôi phục nền kinh tế.

Kế hoạch cải cách kinh tế 5 năm của Trung QuốcCaixin Explains: Five-Year Reform Plan Laid Out by Communist Party’s Third Plenum

Theo mình đây là ba điểm quan trọng nhất:

  • Một, tăng độ tự chủ cho địa phương

In response to the financial strains that local governments have experienced in recent years, the resolution proposes increasing localities’ autonomous financial and tax resources and raising the proportion of central government financial expenditures, said Han Wenxiu, executive deputy director of the Office of the Central Committee for Financial and Economic Affairs.

  • Hai, chú trọng vào nội lực trong sản xuất công nghệ cao

Noting the importance of fostering new quality productive forces in line with local conditions — a concept brought forward by President Xi Jinping in 2023 to focus on advanced technologies — Han said China will improve the systems for optimizing and upgrading traditional industries and refine policies for promoting industrial digitalization.

  • Ba, tập trung vào tự đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, nhấn mạnh “tự lực, tự cường”, hàm ý tránh bị bao vây của phương Tây

Intense global competition over high-quality talent “urgently requires us to take the road of cultivating talent independently and realizing high-level scientific and technological self-reliance and self-improvement

Một số bài tham khảo. Như mình nói, ở thời điểm này mới chỉ là đọc cho biết. Vẫn cần quan sát giữa “nói” và “làm”

China's third plenum kicks off as GDP disappoints: 5 things to know

Explainer: What is China's 'third plenum'?

The Role of Pricing in China’s Changing Power Market

Sự cố màn hình xanh gây náo loạn cả thế giới

Vấn đề thứ ba trong tuần là tình trạng “global outage” của rất nhiều máy tính trên thế giới ảnh hưởng đến hàng không, xe lửa, ngân hàng, bệnh viện, v.v. trên toàn cầu.

Toàn cảnh sự cố màn hình xanh gây náo loạn cả thế giới: Hàng ngàn chuyến bay bị huỷ, bệnh viện, công ty, dịch vụ khắp nơi tê liệt

From ATMs to Flights, Epic IT Crash Leaves Trail of Chaos

Major tech outage hits S’pore, global businesses; airports, banks, media services disrupted

Đây là sự kiện global outage lớn nhất thế giới đến lúc này.

Vì đâu nên nỗi? Bà con bình tùm lum, nhưng mà cái meme này nói lên một phần lớn câu chuyện - anh Crowdstrike gây tội.

Nhưng đó chỉ là một phần sự thật. Bởi vì mình cũng có bị lỗi hôm đó và thật ra là song song với vụ việc trên, dịch vụ chạy Azure của Microsoft cũng có lỗi khác.

Lỗi màn hình xanh khác lỗi Azure.

Earlier, Microsoft said its cloud services had been restored after an outage that affected its Azure services and Microsoft 365 suite of apps in the central U.S. region. A company spokesperson said these are two different and nonrelated issues — one issue relates to Azure, the other is linked to CrowdStrike.

Windows global IT outage: what we know so far

How a software update from cyber firm CrowdStrike caused one of the world’s biggest IT blackouts

Major Tech Outage Grounds Flights, Hits Banks and Businesses Worldwide

What caused the huge global IT outage?



Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg