#cafekinhdoanh

Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó." Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?" Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó! Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn." Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.

Chuyện gì xảy ra khi ngân hàng phá sản?


 Trong thực tế, ngân hàng là một trong những cơ quan không thể thiếu trong nền kinh tế, đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống tiền tệ. Tuy nhiên, ngân hàng giống như bất cứ doanh nghiệp nào khác đều có nguy cơ bị phá sản. Vậy hãy cùng DNSE tìm hiểu về hiện tượng phá sản của ngân hàng qua bài viết dưới đây.

Ngân hàng phá sản khi nào?

Một ngân hàng được coi là phá sản khi không thể hoàn thành nghĩa vụ với chủ nợ và người gửi tiền, hay còn gọi là mất khả năng thanh toán. 

Khi nào thì ngân hàng phá sản?
Khi nào thì ngân hàng phá sản?

Theo quy định từ Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Phá sản, một ngân hàng cần thực hiện mở thủ tục phá sản. Sau khi được Tòa án chấp thuận và triển khai thủ tục tuyên bố phá sản, khi toàn bộ tài sản của Ngân hàng được thanh lý, ngân hàng đó sẽ được coi là hoàn thiện quá trình phá sản.

Trên thực tế, tại Việt Nam chưa có ngân hàng nào thực hiện phá sản qua việc làm thủ tục. Khi một ngân hàng được coi là yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện cơ cấu lại, tiến hành chuyển giao 0 đồng cho một ngân hàng khác.

Vai trò của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển của nền kinh tế


 Thị trường chứng khoán là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thị trường của các quốc gia. Mọi sự biến động trên thị trường đều sẽ phản ánh vào nền kinh tế từng quốc gia. Vậy, vai trò của thị trường chứng khoán là gì và ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế? Hãy cùng DNSE theo dõi bài viết hôm nay để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Vai trò của thị trường chứng khoán
Vai trò của thị trường chứng khoán

Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế

Mọi diễn biến trên thị trường chứng khoán (TTCK) đều sẽ tác động, phản ánh đến nền kinh tế và tâm lý của nhà đầu tư. Đây chính là kênh dẫn vốn quan trọng và cũng là kênh đầu tư đầy tiềm năng của người dân. 

Đối với Chính phủ, TTCK là công cụ huy động vốn, làm giàu ngân sách một cách bền vững thông qua: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… Chi phí giao giao dịch chứng khoán sẽ được Sở giao dịch Chứng Khoán thu về với mục đích tăng cường ngân sách Nhà nước. 

Ngoài ra, TTCK cũng là nơi huy động vốn vô cùng hiệu quả của các doanh nghiệp bằng việc bán cổ phần sở hữu công ty. Lượng tiền thu về sẽ được dùng làm vốn đầu tư cho việc kinh doanh, sản xuất,… 

Có một điều đặc biệt, đó là thị trường chứng khoán chính là một chiếc gương, phản chiếu lại đúng thực trạng của nền kinh tế. 

Ví dụ: Khủng hoảng tài chính năm 2008, thị trường chứng khoán đã phản ánh đúng thực trạng tín dụng dễ dãi năm 2007. Với sự ảnh hưởng trực tiếp từ việc sử dụng đòn bẩy quá lớn, thị trường con gấu xuất hiện và mang lại nỗi ám ảnh cho nhà đầu tư.

Khủng hoảng kinh tế là gì? Ví dụ về khủng hoảng kinh tế


 Khủng hoảng kinh tế hiện nay luôn là nỗi sợ của tất cả mọi người chú không chỉ riêng gì các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi nó xảy ra thì chúng ta cũng cần phải đối mặt và tìm cách giải quyết, giảm thiểu tối đa thiệt hại. Bài viết sau đây của DNSE sẽ nói về khủng hoảng kinh tế là gì và những vấn đề xung quanh chủ đề này?

Khủng hoảng kinh tế là gì

Khủng hoảng kinh tế là gì? Có nên đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng?

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế tiếng anh là Economic Crisis là hiện tượng nền kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực, thậm chí toàn thế giới suy thoái đột ngột, trầm trọng và theo chiều hướng kéo dài.

Trong thời kỳ khủng hoảng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường giảm, thanh khoản cạn kiệt, giá trị bất động sản và thị trường chứng khoán giảm sâu. Điều này gây ra tình trạng “bán tháo” trên thị trường.

Mặc dù khủng hoảng kinh tế có thể giới hạn ở phạm vị quốc gia hay một khu vực, song với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, khủng hoảng rất dễ lan rộng ra phạm vi toàn cầu.

Những điều cần biết về mối liên hệ giữa giá dầu và giá vàng - giá dầu thô và thị trường chứng khoán


 Dầu và vàng là 2 loại hàng hóa quan trọng trên thị trường, giá dầu và giá vàng thay đổi có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các loại hàng hóa khác. Có thể nắm được các yếu tố tác động đến giá dầu và giá vàng sẽ giúp việc đầu tư của bạn trở nên dễ dàng hơn. Vậy mối liên hệ giữa giá dầu và giá vàng thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Mối liên hệ giữa giá dầu và giá vàng

Những điều cần biết về mối tương quan giữa giá dầu và giá vàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu

Dầu là đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất. Không có dầu và các chế phẩm từ dầu, máy móc không thể vận hành, phương tiện giao thông không thể hoạt động và cuộc sống hiện đại sẽ bị đình trệ. Giống như các hàng hóa khác, giá dầu bị chi phối bởi quy luật cung – cầu trên thị trường. Ngoài ra, nó còn bị tác động bởi tỷ giá đồng dollar Mỹ.

Bong bóng bất động sản là gì? Nguyên nhân hình thành bong bóng bất động sản


 Những nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực bất động sản chắc hẳn đã nhiều lần nghe nói tới khái niệm “bong bóng bất động sản”. Vậy thì cụ thể, thuật ngữ này có nghĩa là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng bong bóng bất động sản? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Tất tần tật những điều cần biết về Bong bóng bất động sản
Tất tần tật những điều cần biết về Bong bóng bất động sản

Bong bóng bất động sản là gì?

Bóng bóng chủ yếu được dùng để chỉ những loại tài sản có thị giá lớn hơn giá trị nội tại của bản thân tài sản. Tương tự, bong bóng bất động sản hình thành khi giá bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực của nó.

Bong bóng bất động sản chỉ hiện tượng giá nhà đất tăng quá mức so với giá trị nội tại của nó
Bong bóng bất động sản chỉ hiện tượng giá nhà đất tăng quá mức so với giá trị nội tại của nó

Bong bóng thường bắt nguồn từ sự gia tăng đột biến về nhu cầu mua nhà đất trong khi nguồn cung còn hạn chế. Khi nhận thấy cơ hội, các nhà đầu cơ ồ ạt đổ tiền vào thị trường bất động sản nhằm kiếm lời, thúc đẩy nhu cầu về nhà đất tăng cao. Lượng cầu tăng nhanh nhưng cung không tăng theo tỉ lệ đó, điều này dẫn đến việc giá trị bất động sản bị đẩy lên cao, thậm chí vượt quá giá trị thật của chúng. Toàn bộ quá trình này được gọi là bong bóng bất động sản.

Bong bóng bất động sản chỉ dừng lại khi “bong bóng vỡ”. Đó chính là lúc nhu cầu về bất động sản suy giảm hoặc chững lại và khiến giá của loại tài sản này lao dốc thê thảm, thị trường nhanh chóng sụp đổ.

Nhà tạo lập thị trường là ai? Vai trò của nhà tạo lập thị trường


 Nhà tạo lập thị trường (Market Maker) là thành phần quan trọng trong thị trường chứng khoán giúp cung cấp và duy trì thanh khoản cho thị trường. Nhà tạo lập là thành phần không thể thiếu để duy trì hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư chưa hiểu rõ về MMs. Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nhà tạo lập thị trường (MMs) là gì?
Nhà tạo lập thị trường (MMs) là gì?

Nhà tạo lập thị trường (MMs) là ai?

Nhà tạo lập thị trường (MMs) là doanh nghiệp, một tổ chức hoặc trung gian riêng lẻ nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định nhằm thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó.

Lợi nhuận mà nhà tạo lập kiếm được đến từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán trên các giao dịch của họ.

Trách nghiệm của MMs là đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư (NĐT) đối với một loại chứng khoán nhất định.

Cụ thể, khi một NĐT muốn bán (mua) một chứng khoán nhưng không có thành viên nào trên thị trường muốn mua (bán) chứng khoán đó thì MMs sẽ tiến hành thực hiện giao dịch. 

Nên đầu tư gì sau khủng hoảng kinh tế?


 Tích lũy tiền mặt, đầu tư chứng khoán, đầu tư dầu mỏ, đầu tư vàng, đầu tư bất động sản,… đâu là kênh đầu tư lý tưởng sau khủng hoảng kinh tế kéo dài?

 đầu tư gì sau khủng hoảng kinh tế

Đại dịch Covid-19 kéo dài đã gây ra chuỗi tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế xã hội nói chung mà biểu hiện rõ rất nhất là đợt bán tháo lớn nhất trên thị trường kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Tuy nhiên, tính đến nay, mặc dù các nền kinh tế chính vẫn chưa mở cửa hoàn toàn cho các biện pháp hạn chế, thị trường tài chính toàn cầu đã có bước phục hồi đáng kinh ngạc với sự tham gia ồ ạt của hàng loạt nhà đầu tư mới vào thị trường chứng khoán – kênh đầu tư đang ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn nhờ sự an toàn và ổn định theo thời gian.

Suy thoái kinh tế chắc chắn là điều không thể tránh khỏi trong tương lai. Đặc biệt với các nhà đầu tư mới, những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư tài chính, việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi chung về khủng hoảng kinh tế, những tác động tới thị trường, cũng như những kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn khủng hoảng… luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đầu tư gì sau khủng hoảng kinh tế để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của bạn trước những đợt sóng khủng hoảng kinh tế trong tương lai.

Suy thoái kinh tế là gì? Biểu hiện và hậu quả


 


Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động kinh tế như sự suy giảm GDP hay tổng sản phẩm quốc nội trong một khoảng thời gian kéo dài (thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm).

Các biểu hiện của suy thoái kinh tế:

  • Đồng USD tăng mạnh
  • Vận tải biển suy yếu
  • Dự báo bi quan về tổng sản phẩm quốc nội (“GDP”)
  • Nhu cầu dầu mỏ yếu
  • Thị trường chứng khoán suy giảm
  • Biến động Thị trường lao động
  • Bất ổn chính trị, mâu thuẫn chính sách
  • Điều kiện tín dụng
  • Lãi suất trái phiếu
  • Nợ xấu gia tăng
  • Các yếu tố ngoại sinh như thời tiết hay chiến tranh

Bơm tiền là gì? Vai trò của hoạt động bơm tiền đối với nền kinh tế


 Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhà nước sẽ thực hiện chính sách bơm tiền. Vậy bơm tiền là gì? Đối với nền kinh tế, hoạt động bơm tiền có ý nghĩa như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về chính sách này nhé!

Bơm tiền là gì?
Bơm tiền là gì?

Bơm tiền là gì?

Bơm tiền là hoạt động mà Ngân hàng trung ương bơm tiền vào thị trường làm cho lượng tiền lưu hành tăng. Chính sách này được nhà nước áp dụng khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Khi nhà nước thực hiện chính sách bơm tiền, cung tiền sẽ tăng lên kéo theo lãi suất giảm. Chính vì vậy, người dân có thể vay tiền ở ngân hàng một cách dễ dàng hơn qua đó, kích thích những khoản vay cá nhân và vay doanh nghiệp. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Để mở rộng cung tiền, ngân hàng trung ương thường sử dụng 3 biện pháp sau:

  • Mua chứng khoán trên thị trường mở
  • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
  • Giảm mức lãi suất chiết khấu.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương cũng có thể thực hiện đồng thời cả ba biện pháp trên.

Lạm phát là gì? Nhóm ngành nào hưởng lợi từ lạm phát tăng cao?


 Trong nền kinh tế, khi xảy ra lạm phát làm cho khu vực đó có một cuộc sống rất khó khăn. Và điển hình cho việc đó là đất nước Venezuela, tại đó đang bị siêu lạm phát lên tới 1.000.000%.

Khi mua một đồ dùng cơ bản như bánh mì, kem đánh răng thì phải mang cả bao tải tiền đi mới đủ để mua chúng.

Điều đó có thể thấy đây là một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng không phải ai cũng hiểu lạm phát là gì?

Lạm phát là gì?

Khái niệm:

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát có 3 mức độ:

  1. Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10 %
  2. Lạm phát phi mã: 10 % đến dưới 1000 %
  3. Siêu lạm phát: trên 1000 %

Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5 % trở xuống. Một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10 % thì tiền mất giá tầm 5 % là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5 % tăng trưởng thực sự.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm qua, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của người dân.

Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg