Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó."
Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?"
Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó!
Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn."
Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.
Hiệu ứng cuối tuần là một thuật ngữ để mô tả hiệu ứng lan truyền trên các thị trường tài chính, ảnh hưởng trực tiếp tới giá của ngày thứ hai. Vậy hiệu ứng này có tác động thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
Hiệu ứng cuối tuần là gì?
Hiệu ứng cuối tuần (Weekend Effect) hay còn gọi là hiệu ứng ngày thứ hai (Monday Effect).
Hiệu ứng này khá phổ biến tại nhiều thị trường tài chính, khi giá của ngày giao dịch đầu tiên trong tuần thường có tỷ suất lợi nhuận kém hơn rất nhiều so với phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước.
Trên thương trường sôi động, hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trở nên thường xuyên và không ngừng. Đằng sau những giao dịch đầy kịch tính này, tồn tại một nhóm”hiệp sĩ” đặc biệt. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về “hiệp sĩ vàng” – người khởi xướng sự thâu tóm nhưng thay đổi chiến thuật linh hoạt để đạt được mục tiêu.
Hiệp sĩ vàng là gì?
Hiệp sĩ vàng (hay Yellow Knight) nói đến một công ty lên kế hoạch thực hiện thâu tóm đối thủ, nhưng sau đó họ từ bỏ và đề xuất một cuộc sáp nhập bình đẳng với công ty mục tiêu.
Hay nói cách khác, thay vì chiếm đoạt công ty mục tiêu như ban đầu, hiệp sĩ vàng muốn tạo ra sự hợp tác bình đẳng giữa cả hai, để cùng phát triển và hướng tới mục tiêu chung.
Đặc điểm của Hiệp sĩ vàng
Hiệp sĩ vàng là những người bắt đầu một cách quyết liệt, họ cố gắng mua lại một công ty dù quản lý công ty đó không đồng ý, nhưng sau đó thay đổi quyết định, từ bỏ kế hoạch và đề xuất hợp nhất thay vì tiếp tục mua lại.
Họ có nhiều lý do để rút lui khỏi cuộc thâu tóm. Nhưng thường do nhận ra rằng công ty mục tiêu có chi phí cao hơn hoặc có các biện pháp phòng thủ tốt hơn so với những gì họ nghĩ. Do đó, họ cần thay đổi chiến lược của mình.
Nếu bị từ chối và phản kháng quyết liệt, hiệp sĩ vàng sẽ nhận thấy mình đang trong tư thế đàm phán yếu, và họ thấy rằng việc hợp nhất thân thiện có thể là lựa chọn hợp lý để có được tài sản của công ty mục tiêu.
Tại sao những loại công ty này được gọi là “hiệp sĩ vàng”? Vì màu vàng tượng trưng cho sự hèn nhát và gian dối.
Trong thực tế, ngân hàng là một trong những cơ quan không thể thiếu trong nền kinh tế, đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống tiền tệ. Tuy nhiên, ngân hàng giống như bất cứ doanh nghiệp nào khác đều có nguy cơ bị phá sản. Vậy hãy cùng DNSE tìm hiểu về hiện tượng phá sản của ngân hàng qua bài viết dưới đây.
Ngân hàng phá sản khi nào?
Một ngân hàng được coi là phá sản khi không thể hoàn thành nghĩa vụ với chủ nợ và người gửi tiền, hay còn gọi là mất khả năng thanh toán.
Theo quy định từ Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Phá sản, một ngân hàng cần thực hiện mở thủ tục phá sản. Sau khi được Tòa án chấp thuận và triển khai thủ tục tuyên bố phá sản, khi toàn bộ tài sản của Ngân hàng được thanh lý, ngân hàng đó sẽ được coi là hoàn thiện quá trình phá sản.
Trên thực tế, tại Việt Nam chưa có ngân hàng nào thực hiện phá sản qua việc làm thủ tục. Khi một ngân hàng được coi là yếu kém, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện cơ cấu lại, tiến hành chuyển giao 0 đồng cho một ngân hàng khác.
Thị trường chứng khoán là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thị trường của các quốc gia. Mọi sự biến động trên thị trường đều sẽ phản ánh vào nền kinh tế từng quốc gia. Vậy, vai trò của thị trường chứng khoán là gì và ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế? Hãy cùngDNSEtheo dõi bài viết hôm nay để giải đáp câu hỏi trên nhé.
Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế
Mọi diễn biến trên thị trường chứng khoán (TTCK) đều sẽ tác động, phản ánh đến nền kinh tế và tâm lý của nhà đầu tư. Đây chính là kênh dẫn vốn quan trọng và cũng là kênh đầu tư đầy tiềm năng của người dân.
Đối với Chính phủ, TTCK là công cụ huy động vốn, làm giàu ngân sách một cách bền vững thông qua: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… Chi phí giao giao dịch chứng khoán sẽ được Sở giao dịch Chứng Khoán thu về với mục đích tăng cường ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, TTCK cũng là nơi huy động vốn vô cùng hiệu quả của các doanh nghiệp bằng việc bán cổ phần sở hữu công ty. Lượng tiền thu về sẽ được dùng làm vốn đầu tư cho việc kinh doanh, sản xuất,…
Có một điều đặc biệt, đó là thị trường chứng khoán chính là một chiếc gương, phản chiếu lại đúng thực trạng của nền kinh tế.
Ví dụ: Khủng hoảng tài chính năm 2008, thị trường chứng khoán đã phản ánh đúng thực trạng tín dụng dễ dãi năm 2007. Với sự ảnh hưởng trực tiếp từ việc sử dụng đòn bẩy quá lớn, thị trường con gấu xuất hiện và mang lại nỗi ám ảnh cho nhà đầu tư.
Khủng hoảng kinh tế hiện nay luôn là nỗi sợ của tất cả mọi người chú không chỉ riêng gì các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi nó xảy ra thì chúng ta cũng cần phải đối mặt và tìm cách giải quyết, giảm thiểu tối đa thiệt hại. Bài viết sau đây củaDNSEsẽ nói vềkhủng hoảng kinh tế là gìvà những vấn đề xung quanh chủ đề này?
Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế tiếng anh là Economic Crisis là hiện tượng nền kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực, thậm chí toàn thế giới suy thoái đột ngột, trầm trọng và theo chiều hướng kéo dài.
Trong thời kỳ khủng hoảng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường giảm, thanh khoản cạn kiệt, giá trị bất động sản và thị trường chứng khoán giảm sâu. Điều này gây ra tình trạng “bán tháo” trên thị trường.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế có thể giới hạn ở phạm vị quốc gia hay một khu vực, song với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, khủng hoảng rất dễ lan rộng ra phạm vi toàn cầu.
Dầu và vàng là 2 loại hàng hóa quan trọng trên thị trường, giá dầu và giá vàng thay đổi có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các loại hàng hóa khác. Có thể nắm được các yếu tố tác động đến giá dầu và giá vàng sẽ giúp việc đầu tư của bạn trở nên dễ dàng hơn. Vậymối liên hệ giữa giá dầu và giá vàngthế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu
Dầu là đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất. Không có dầu và các chế phẩm từ dầu, máy móc không thể vận hành, phương tiện giao thông không thể hoạt động và cuộc sống hiện đại sẽ bị đình trệ. Giống như các hàng hóa khác, giá dầu bị chi phối bởi quy luật cung – cầu trên thị trường. Ngoài ra, nó còn bị tác động bởi tỷ giá đồng dollar Mỹ.
Những nhà đầu tư quan tâm tới lĩnh vực bất động sản chắc hẳn đã nhiều lần nghe nói tới khái niệm “bong bóng bất động sản”. Vậy thì cụ thể, thuật ngữ này có nghĩa là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng bong bóng bất động sản? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bong bóng bất động sản là gì?
Bóng bóng chủ yếu được dùng để chỉ những loại tài sản có thị giá lớn hơn giá trị nội tại của bản thân tài sản. Tương tự, bong bóng bất động sản hình thành khi giá bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực của nó.
Bong bóng thường bắt nguồn từ sự gia tăng đột biến về nhu cầu mua nhà đất trong khi nguồn cung còn hạn chế. Khi nhận thấy cơ hội, các nhà đầu cơ ồ ạt đổ tiền vào thị trường bất động sản nhằm kiếm lời, thúc đẩy nhu cầu về nhà đất tăng cao. Lượng cầu tăng nhanh nhưng cung không tăng theo tỉ lệ đó, điều này dẫn đến việc giá trị bất động sản bị đẩy lên cao, thậm chí vượt quá giá trị thật của chúng. Toàn bộ quá trình này được gọi là bong bóng bất động sản.
Bong bóng bất động sản chỉ dừng lại khi “bong bóng vỡ”. Đó chính là lúc nhu cầu về bất động sản suy giảm hoặc chững lại và khiến giá của loại tài sản này lao dốc thê thảm, thị trường nhanh chóng sụp đổ.
Nhà tạo lập thị trường (Market Maker) là thành phần quan trọng trong thị trường chứng khoán giúp cung cấp và duy trì thanh khoản cho thị trường. Nhà tạo lập là thành phần không thể thiếu để duy trì hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư chưa hiểu rõ về MMs. Hãy cùng DNSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nhà tạo lập thị trường (MMs) là ai?
Nhà tạo lập thị trường (MMs) là doanh nghiệp, một tổ chức hoặc trung gian riêng lẻ nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định nhằm thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó.
Lợi nhuận mà nhà tạo lập kiếm được đến từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán trên các giao dịch của họ.
Trách nghiệm của MMs là đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư (NĐT) đối với một loại chứng khoán nhất định.
Cụ thể, khi một NĐT muốn bán (mua) một chứng khoán nhưng không có thành viên nào trên thị trường muốn mua (bán) chứng khoán đó thì MMs sẽ tiến hành thực hiện giao dịch.