#cafekinhdoanh

Jack Ma từng nói: "Khi bán hàng cho bạn bè thân thiết và gia đình, dù bạn bán cho họ bao nhiêu, họ vẫn luôn cảm thấy bạn đang kiếm tiền từ họ. Dù bạn bán rẻ đến mức nào, họ vẫn không trân trọng điều đó." Sẽ luôn có những người không quan tâm đến chi phí, thời gian, hay công sức của bạn. Họ thà để người khác lừa mình, cho người khác kiếm tiền, còn hơn là ủng hộ người mà họ quen biết. Bởi trong lòng họ luôn nghĩ: "Anh ấy kiếm được bao nhiêu từ mình?" thay vì "Anh ấy đã tiết kiệm/giúp mình bao nhiêu?" Đây chính là ví dụ điển hình của tư duy nghèo khó! Jack Ma về bán hàng: "Khi làm nghề bán hàng, những người đầu tiên tin tưởng bạn sẽ là người lạ. Bạn bè sẽ đề phòng bạn, những người bạn tạm bợ sẽ giữ khoảng cách. Gia đình sẽ coi thường bạn." Đến ngày bạn thực sự thành công, trả tiền cho mọi buổi tụ họp ăn uống, giải trí, bạn sẽ nhận ra: Tất cả đều có mặt, trừ những người lạ.

GIẢI LAO TRONG LÚC CHỜ ĐỢI


 


Phim của Kim Dung : 

https://bazaarvietnam.vn/phim-kiem-hiep-kim-dung-hay-nhat

  1. LỘC ĐỈNH KÝ
    (huynhhieuminh 2008) https://www.youtube.com/watch?v=DYeJAtJvpAA&list=PLnKYAdTpM9u2v1657g60zpuioQONrHGY3

    bản Chautinhtri 1995 https://www.youtube.com/watch?v=L2pwSZwm_u0
  2. Liên thành quyết – Secret of the Linked Cities (2003)


  3. ĐÔNG TÀ TÂY ĐỘC
    1994 https://www.bilibili.tv/vi/video/2046881800

  4. THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP
    2006 ( luudiecphi) https://www.youtube.com/playlist?list=PLCSrmUCnKYnc80P837JaNfZby4xUuHnGA

    bản 1995 : Cothienlac https://www.youtube.com/playlist?list=PLCSrmUCnKYndUXwKheb3b7p9PSPD-Fiv6

  5. THIÊN LONG BÁT BỘ
    (luudiecphi) https://www.youtube.com/playlist?list=PLCSrmUCnKYncXnKedCLssodOslsJi2nSz
    |
  6. TIẾU NGẠO GIANG HỒ 2001 
    https://www.youtube.com/watch?v=wWfEULgdMc8&list=PLHKZSw-oD0ES5ZDZicQfX2iMiHyTLFrZj

  7. HIỆP KHÁCH HÀNH

  8. Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ 2001

  9. Thư kiếm ân cừu lục – Book And Sword (2002)


  10. Tuyết sơn phi hồ – The flying fox of the snowy mountain (2007)


  11.  Bích huyết kiếm – Sword stained with royal blood (2007)


  12. HIỆP KHÁCH HÀNH


Dự báo mới về giá vàng



Vàng tăng khi FED bắt đầu nâng lãi suất và chiến tranh bùng nổ, vàng là nơi Phòng Trú tránh lạm phát !

Vậy FED vào chu kỳ giảm lãi suất, chiến tranh được 1 thời gian sắp tạm dừng chiến thì sao KOL lớn lại ra mặt nói tăng làm gì ? 

======================================

 https://cafef.vn/du-bao-moi-ve-gia-vang-188240927063712781.chn

Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về giá vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV năm nay, 2.800 USD/oz cho quý I/2025, 2.900 USD/oz cho quý II/2025 và 3.000 USD/oz cho quý III/2025.


Ngày 26/9, Ngân hàng UOB (Singapore) công bố báo cáo về triển vọng giá vàng thế giới. Theo UOB, vàng đã tăng mạnh trong năm 2024, từ mức chỉ hơn 2.000 USD/oz vào đầu tháng 1 lên mức hiện tại là trên 2.600 USD/oz vào cuối tháng 9.

UOB nhận định, chu kỳ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm cho đồng USD suy yếu và lãi suất thấp hơn hiện đang tạo ra động lực tích cực cho giá vàng.

“Chúng tôi dự báo Fed sẽ cắt giảm thêm 2 lần nữa ở mức 25 điểm cơ bản trong thời gian còn lại của năm 2024. Chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed cùng với sự suy yếu dự kiến của cả đồng USD và lãi suất vay sẽ tạo ra động lực quan trọng cho giá vàng”, chuyên gia của UOB nói.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu chung của các ngân hàng trung ương đối với việc phân bổ dự trữ vào vàng vẫn không hề suy giảm. Khảo sát gần đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, các ngân hàng trung ương tiếp tục coi vàng là một nguồn lưu trữ giá trị quan trọng cho dự trữ của họ và đã chỉ ra ý định tiếp tục tăng phân bổ dài hạn của họ vào vàng.

Bất chấp các giao dịch mua quy mô lớn trong thập kỷ qua, dự trữ vàng của Trung Quốc hiện được ước tính chiếm hơn 5% trên bảng cân đối của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Dự báo mới về giá vàng- Ảnh 1.

Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV năm nay.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ hiện nắm giữ khoảng 261 triệu ounce vàng dự trữ, tương đương 10% quy mô bảng cân đối hiện tại của Fed là 7.100 tỷ USD.

Tương tự, Ấn Độ đã hạ thuế nhập khẩu vàng từ 15% trước đó xuống còn 6% vào tháng 7. Trong tháng 8, Ấn Độ có mức tăng đột biến 30% doanh số bán đồ trang sức bằng vàng.

“Điều này được kết hợp với mức tăng đột biến trong nhập khẩu đồ trang sức bằng vàng của Ấn Độ lên mức cao kỷ lục mới, khi tổng giá trị nhập khẩu vàng tăng gấp ba lần từ 3,13 tỷ USD trong tháng 7 lên 10,06 tỷ USD trong tháng 8”, báo cáo UOB nêu.

Trong báo cáo triển vọng toàn cầu quý IV, UOB nâng dự báo tích cực về vàng lên 3.000 USD/oz vào quý III/2025. UOB đã có cái nhìn tích cực về vàng kể từ tháng 3/2022 khi giá vàng bắt đầu kiểm tra ngưỡng kháng cự 2.000 USD/oz. Kể từ đó, UOB liên tục nâng dự báo về vàng khi các động lực tích cực tăng lên.

Ngân hàng UOB vẫn lạc quan về vàng và nâng dự báo lên 2.700 USD/oz cho quý IV tới, 2.800 USD/oz cho quý I/2025, 2.900 USD/oz cho quý II/2025 và 3.000 USD/oz cho quý III/2025.

Tuy nhiên, rủi ro chính đối với dự báo của UOB là khả năng lạm phát bất ngờ tăng tốc trở lại, buộc Fed phải thu hẹp quy mô cắt giảm lãi suất dự kiến. Do đó có thể dẫn đến sự gia tăng trở lại của đồng USD và lãi suất sẽ gây bất lợi cho vàng.


Giải mã bí mật đằng sau sự đặc biệt và huyền bí của các nhà băng


 

(ĐTTCO) - Khủng hoảng ngân hàng mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng có mẫu số chung là các nhà băng dùng mức độ đòn bẩy sử dụng nợ rất cao và mức độ mù mờ của nó. 

ĐTTC đã có nhiều thông tin và phân tích về các vụ phá sản ngân hàng Mỹ và những bài học cho Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về bản chất của hệ thống ngân hàng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, ĐTTC đã có cuộc trò chuyện với GS. TS TRẦN NGỌC THƠ, Đại học Kinh tế TPHCM.

PHÓNG VIÊN: - GS có thể nói một góc nhìn dễ hiểu nhất về khủng hoảng ngân hàng hiện nay là từ đâu?

GS. TRẦN NGỌC THƠ: - Thực ra khủng hoảng ngân hàng với điều kiện mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng có mẫu số chung giống nhau là các nhà băng dùng mức độ đòn bẩy sử dụng nợ rất cao và mức độ mù mờ của nó. Cứ sau mỗi cuộc khủng hoảng, người ta đi tìm một giải pháp “vĩnh cửu” để nó không lặp lại. Thế nhưng không có giải pháp nào giải quyết tận gốc 2 vấn đề “đòn bẩy và sự mù mờ” của các nhà băng.

Có thể nhìn các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt hay yếu kém của Việt Nam. Suy cho cùng các vấn đề dẫn đến thất bại ngân hàng cả Mỹ lẫn Việt Nam là 2 vấn đề: không đủ vốn và quá mù mờ.

- Vậy theo GS các cơ quan quản lý và các nhà phản biện chính sách có nhìn thấy vấn đề này không?

- Đứng ở góc nhìn là người Việt Nam và quan sát hoạt động ngân hàng nước nhà, tôi có thể diễn giải từ quyển sách của GS. Anat Admati, Đại học Stanford và Martin Hellwig, Viện Kinh tế Đức, về những cách hiểu chưa chính xác trong lĩnh vực ngân hàng, là lý do dẫn đến thất bại của các nhà băng. Quyển sách ẩn dụ hệ thống ngân hàng giống như câu chuyện cổ tích của Andersen về “Bộ quần áo tàng hình của Hoàng đế”.

Khủng hoảng ngân hàng mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng có mẫu số chung giống nhau là các nhà băng dùng mức độ đòn bẩy sử dụng nợ rất cao và mức độ mù mờ của nó. Các vấn đề dẫn đến thất bại ngân hàng cả Mỹ lẫn Việt Nam là 2 vấn đề: không đủ vốn và quá mù mờ.

Chuyện kể, có 2 thợ may thuyết phục Hoàng đế, rằng họ có khả năng dệt nên những bộ quần áo đẹp rất đặc biệt, với tuyên bố bộ quần áo tinh xảo đến mức sẽ vô hình đối với những người thiếu hiểu biết cho dù có đứng gần.

Hoàng đế đặt mua bộ quần áo đặc biệt nhưng cử các quan giám sát các thợ may, và họ không nhìn thấy gì đặc biệt, nhưng vì sợ bị coi là thiếu hiểu biết hoặc bất tài, nên ca ngợi sự lộng lẫy của quần áo vô hình và các loại vải không tồn tại đã được tạo ra. Và khi Hoàng đế “mặc" vào đi thăm viếng kinh thành, đám đông cũng ngưỡng mộ trang phục, mặc dù không ai nhìn thấy gì. Chỉ khi một đứa trẻ hét lên “Hoàng đế không có quần áo!”, thì mọi người mới nhận ra.

Câu chuyện ẩn dụ trên cho chúng ta thấy, tuy thường xuyên tiếp xúc hàng ngày với ngân hàng nhưng lại không hiểu hoặc thiếu những công cụ pháp lý để hiểu rõ ngân hàng đang gặp phải những rủi ro gì, cho đến một ngày “bộ quần áo đặc biệt” không tàng hình như chúng ta nghĩ.

GS Trần Ngọc Thơ giải mã bí mật đằng sau sự đặc biệt và huyền bí của các nhà băng

Thế nhưng, lý do chính cho sự thành công và cả thất bại ngân hàng là con người đang quá ngụy biện về nó. Cho rằng các ngân hàng rất đặc biệt và khác biệt với tất cả các công ty và ngành công nghiệp khác trong nền kinh tế. Bất cứ ai thắc mắc hoạt động của các nhà băng đều có nguy cơ bị tuyên bố là không đủ năng lực để tham gia vào cuộc thảo luận.

Và cũng lợi dụng sự đặc biệt này, các chủ nhà băng mặc dù chỉ bỏ ra một số vốn cực thấp, nhưng đã tích lũy khối tài sản khổng lồ cùng với nhiều đặc quyền đặc lợi không khác gì các vị vua để đủ sức chi phối bất kỳ ai. Nói thẳng ra nhóm lợi ích ngân hàng và các vấn đề kinh tế-chính trị của nó quá khủng khiếp để không ai dám thách thức.

- Thưa GS, chúng ta hãy quay lại 2 vấn đề lớn nhất dẫn đến thất bại của các nhà băng: thiếu vốn và rất mù mờ mà GS đã đề cập?

- Để hiểu rõ hơn vấn đề này, trước hết chúng ta cần làm rõ thế nào là khái niệm “vốn ngân hàng”. Đây cũng là cách tiếp cận của GS. Anat Admati và Martin Hellwig khi bàn về việc vì sao nhà băng luôn gặp khủng hoảng. Thực ra chúng ta tưởng khái niệm vốn là đơn giản. Nhưng đối với ngân hàng khái niệm vốn hơi đặc biệt và đây là điều gây nhầm lẫn nhiều nhất, cũng như tạo thêm nhiều sự huyền bí trong ngành ngân hàng.

Lấy thí dụ, tôi muốn mua một ngôi nhà trị giá 300 tỷ đồng. Do không có đủ tiền trả ngay một lúc, chỉ có thể trả trước 10% giá trị căn nhà là 30 tỷ đồng, nên buộc phải đi vay ngân hàng 270 tỷ đồng còn lại bằng cách thế chấp căn nhà.

Có thể hình dung việc tôi mua nhà thông qua sơ đồ cân đối kế toán đơn giản: Bên tay trái đại diện cho tài sản của tôi có giá 300 tỷ đồng. Bên tay phải đại diện cho các nguồn tài chính căn nhà bao gồm khoản thế chấp 270 tỷ đồng và khoản thanh toán trước 30 tỷ đồng. Sự khác biệt giữa giá trị của ngôi nhà và giá trị những gì tôi nợ gọi là vốn chủ sở hữu (CSH) của tôi trong ngôi nhà. Còn vốn ngân hàng hay còn có tên gọi chính xác là vốn chủ nhà băng.

GS Trần Ngọc Thơ giải mã bí mật đằng sau sự đặc biệt và huyền bí của các nhà băng ảnh 2

Từ đây bắt đầu phát sinh: giả dụ tôi là chủ ngân hàng, 30 tỷ đồng tiền thanh toán trước của tôi bây giờ gọi là vốn ngân hàng, tức vốn CSH của tôi là 30 tỷ đồng, và 270 tỷ đồng nợ ngân hàng lấy từ tiền gửi của dân.

Và điều gì sẽ xảy ra nếu ngôi nhà giảm giá trị sau đó? Giả sử giá trị giảm 5% xuống còn 285 tỷ đồng. Sau khi trừ 270 tỷ đồng, ngân hàng chỉ còn lại 15 tỷ đồng vốn CSH. Như vậy chỉ cần giá nhà giảm 5% đã quét sạch vốn CSH 50%. Nếu giá nhà giảm 10% sẽ ăn hết 100% vốn CSH, và nếu giá nhà giảm trên 10% ngân hàng sẽ bị âm vốn CSH. Thuật ngữ chuyên môn gọi là mất khả năng thanh toán, ở Việt Nam có khái niệm ngân hàng 0 đồng. Thực ra nếu gọi chính xác phải là ngân hàng âm đồng.

Theo quy tắc kế toán hiện hành, nếu chỉ nhìn vào số liệu kế toán chúng ta sẽ không thấy được ngân hàng đang bị sụt giảm mạnh vốn CSH hoặc thậm chí đang âm vốn. Đó cũng là trường hợp của ngân hàng SVB bên Mỹ phá sản.

Đây chỉ là một thí dụ nhỏ cho thấy vay mượn đã phóng đại rủi ro như thế nào. Chỉ cần 1 sự sụt giảm nhỏ trong giá trị tài sản khoảng 10% cũng có thể ăn hết vốn CSH.

Nhưng cũng chỉ cần giá nhà tăng nhẹ cũng có thể lời gấp hàng chục lần. Đó là sự thú vị đam mê, nhưng cũng đầy nguy hiểm của nghề làm ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng. Nhưng rất tiếc, so với khu vực doanh nghiệp sản xuất, nó cũng lại ít bị điều tiết nhiều nhất.

- Vậy theo GS, thực trạng vốn CSH hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện như thế nào?

- Thí dụ trên cho thấy, vốn ngân hàng là một khái niệm động và phụ thuộc hoàn toàn vào rủi ro mà ta chưa biết trước. Ngay lúc tôi vay mượn vốn ngân hàng của tôi là 30 tỷ đồng. Nhưng sau đó đủ thứ rủi ro chưa biết xuất hiện làm giá nhà sụt giảm, ngay lập tức vốn CSH cũng giảm theo. Trong thực tế, điều này không tạo ra vấn đề lớn nếu ngân hàng không bán căn nhà ngay lập tức và người gửi tiền vẫn tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng.

GS Trần Ngọc Thơ giải mã bí mật đằng sau sự đặc biệt và huyền bí của các nhà băng ảnh 3

Và thực ra đây chỉ là những khoản lỗ trên giấy. Bởi các quy tắc kế toán hiện hành không phản ảnh khoản lỗ này nếu nó được nắm giữ đến ngày đáo hạn. Vì vậy nếu chỉ nhìn vào số liệu kế toán, chúng ta sẽ không thấy được ngân hàng đang bị sụt giảm mạnh vốn CSH hoặc thậm chí đang âm vốn.

Đó cũng là trường hợp của ngân hàng SVB bên Mỹ phá sản với khoản lỗ chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn 15,1 tỷ USD, gần bằng với 16 tỷ USD vốn CSH trước khi phá sản. Như vậy trước khi phá sản vào tháng 3 năm nay, SVB gần như là ngân hàng 0 đồng, nhưng vẫn báo cáo lợi nhuận khá tốt. “Hoàng đế” hầu như khỏa thân nhưng tại sao không ai thấy? Đến đây câu hỏi nhức nhối được đặt ra “các cơ quan quản lý đang ở đâu”?

Trở lại câu hỏi liệu vốn CSH hệ thống ngân hàng của chúng ta đang ở mức nào, thực hư ra sao, ắt chỉ có cơ quan quản lý là NHNN nắm rõ nhất. Hy vọng như thế! Nhưng những sự kiện chấn động trên thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua cho thấy, đối với các ngân hàng thân thiện với BĐS, chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ trong giá tài sản, rủi ro sẽ rất lớn.

Tôi đang lo lắng những chính sách mở đường cho các nhà băng tăng mua vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), nếu không kiểm soát tốt sẽ tạo ra những hệ lụy.

- Nói như vậy thị trường BĐS nước ta thời gian qua sụt giảm khá sâu, những nhà băng nào cho vay BĐS nhiều sẽ càng chấp nhận rủi ro?

- Trong thí dụ vay thế chấp căn nhà vừa nói trên, nếu giá tài sản giảm nhiều hơn 10%, có khả năng tôi sẽ không còn động lực trả nợ cho ngân hàng nữa. Nếu giá nhà giảm thêm 5%, tôi chỉ có thể trả nợ cho ngân hàng nếu tôi tìm ra một cơ hội sinh lợi 50% trên vốn CSH. Đây là điều không tưởng.

Vậy tôi phải làm gì? Làm đúng quy định điều này là không thể. Vậy là ngân hàng phải chơi trò chơi rủi ro, thậm chí làm sai luật pháp, tức đầu tư vào các dự án rủi ro thay vì cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay. Thế thì chỉ còn cách đặt cược vào BĐS để mong sự hồi sinh. Và bằng một cách nào đó, liệu các nhà băng lại mua tiếp TPDN của chính các DN BĐS?

- Vậy giải pháp trước mắt các nhà băng cần phải tăng vốn nhiều hơn?

- Tạm thời tôi không bàn chuyện Chính phủ cứu hay không cứu ngân hàng, và luật pháp phải cải tiến như thế nào để tránh sân sau của các chủ nhà băng. Nhưng trước hết cần nhìn nhận 2 vấn đề.

Thứ nhất, pháp luật hiện nay quy định các chủ ngân hàng có trách nhiệm hữu hạn. Điều này khiến cho ngân hàng lao vào mô hình kinh doanh chấp nhận rủi ro quá mức. Nếu thất bại chắc chắn sẽ lây lan sang toàn hệ thống và để lại hệ lụy khủng khiếp cho hệ thống tài chính và cả nền kinh tế.

Thứ hai, để hạn chế các ông chủ ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức, cần phải tăng vốn cao thêm nữa. Sau cuộc khủng hoảng hàng loạt ngân hàng Mỹ, hầu như chắc chắn các nhà lập pháp sẽ buộc các chủ ngân hàng phải tăng vốn nhiều hơn nữa, thậm chí gấp đôi so với các quy định hiện tại. Nhiều đề xuất quốc tế cho rằng, các ngân hàng cần phải đủ vốn với tỷ lệ 30% vốn CSH cấp 1 trên tổng tài sản.

Với Việt Nam, ước tính sơ bộ của tôi cho thấy vốn CSH cấp 1 trên tổng tài sản các nhà băng Việt tầm khoảng vài phần trăm. Nó thật sự quá thấp. Ngoài ra, các quy định về các chỉ số thanh khoản nhà băng cũng cần được cải tiến và tăng cường mạnh hơn. Nếu chủ ngân hàng cảm thấy mình bị mất mát nhiều quá trong một cuộc chơi, họ sẽ hạn chế chấp nhận rủi ro quá mức.

- Thưa GS hầu hết nhà băng Việt đều tuân thủ Basel 2, một số tuyên bố tiệm cận Basel 3. Vậy điều này liệu có đủ ngăn các ngân hàng hạn chế chấp nhận rủi ro?

- Nhiều bình luận cho rằng, một trong những lý do dẫn tới khủng hoảng ngân hàng Mỹ hiện nay là do các quy định Basel quá phức tạp. Đến mức nó là câu chuyện riêng của các nhà toán học ở Ủy ban Basel chứ không phải của các chuyên gia. Các công thức quy định lượng vốn điều chỉnh rủi ro theo chuẩn Basel phức tạp đến mức “Hoàng đế” trong câu chuyện cổ tích của Andersen cũng không biết, hoặc không hiểu hết nhưng cứ giả vờ mình hiểu.

Còn các chuyên gia ngân hàng không dám nói gì vì sợ bị chê thiếu hiểu biết, bất tài, thiếu chuyên môn ngân hàng. Có những khái niệm toán học nghe rất siêu việt, nhưng thực ra trong thực tế ra sao vẫn không ai biết được. Chẳng hạn, quy định tính rủi ro thị trường cho các chứng khoán mà ngân hàng giao dịch, được tính ở mức kịch bản chịu đựng được rủi ro 1.000 năm mới xảy ra 1 lần.

Thế nhưng tại sao lại cứ hết khủng hoảng ngân hàng này đến khủng hoảng ngân hàng khác, theo chu kỳ 15 năm ở Mỹ lại xuất hiện một cuộc khủng hoảng lớn (gần nhất là 2008 và 2023).

Và cũng mới đây thôi, thất bại của SVB cũng chính là do họ giao dịch và nắm giữ quá nhiều TP chính phủ. Cuộc khủng hoảng này đã dạy cho ta bài học, thậm chí ngay cả TP chính phủ tuy là tài sản an toàn nhưng vẫn đầy rủi ro.

Trong khi đó, nhìn lại Việt Nam tôi thấy NHNN đang lấy ý kiến về đề xuất hạ hệ số rủi ro các khoản vay thế chấp nhà ở xã hội để tính hệ số đủ vốn CAR khoảng 12-50%, thay vì ở mức 25-100% như hiện tại. Hãy cẩn thận với đề xuất này.

- Xin cảm ơn GS về cuộc trò chuyện này.

Sự thành công và cả thất bại ngân hàng là con người đang quá ngụy biện về nó, cho rằng các ngân hàng rất đặc biệt và khác biệt với tất cả các công ty trong nền kinh tế. Lợi dụng sự đặc biệt này, các chủ nhà băng có nhiều đặc quyền đặc lợi, tạo ra nhóm lợi ích ngân hàng.

--------

Kỳ tới: Phải thay "trang phục" cho các nhà băng

https://dttc.sggp.org.vn/gs-tran-ngoc-tho-giai-ma-bi-mat-dang-sau-su-dac-biet-va-huyen-bi-cua-cac-nha-bang-post104797.html

https://dttc.sggp.org.vn/dang-sau-con-so-tang-truong-va-kinh-doanh-khong-bao-gio-lo-cua-cac-ngan-hang-post104582.html


10 quyết định kinh doanh thành công nhất thế giới


 "Vua bóng đá" Pelé giả vờ buộc dây giầy để quảng cáo khéo cho Puma, Steve Jobs sáng tạo tai nghe màu trắng trở thành biểu tượng… Nhiều quyết định tưởng chừng đơn giản nhưng mang lại giá trị và thành công cho doanh nghiệp.

Puma trả Pelé 120.000 USD để buộc dây giày

pele-1371523219_650x0Thập niên 60 của thế kỷ XX, "cuộc chiến giày thể thao" giữa hai thương hiệu Puma và Adidas diễn ra căng thẳng đến mức đôi bên phải đưa ra "Hiệp ước Pelé" cấm việc sử dụng hình ảnh của Vua bóng đá để quảng bá sản phẩm của mình.

Theo LA Times, tại World Cup 1970, đại diện của Puma lúc đó là Hans Henningsen đã tiếp cận với Pelé. Trước khi trận chung kết diễn ra, Pelé đã xin phép trọng tài cho ông buộc lại dây giày. Nhờ động tác khéo léo này, cả thế giới được đôi giày hiệu Puma của ông.

Không phải Panama, đây mới là thiên đường trốn thuế


Khi nói về thiên đường trốn thuế, người ta thường nghĩ đến Panama, đảo Cayman hay Luxembourg, nhưng trên thực tế tiểu bang Delaware tại Mỹ mới là nơi được nhiều cá nhân và tổ chức lựa chọn che giấu các tài sản của mình.

Lỗ hổng trong chính sách thuế của Delaware đã khiến hàng tỷ USD thuế bị đánh cắp, còn sự thiếu minh bạch trong quản lý các công ty “bù nhìn”, vốn hay được sử dụng để che giấu tài sản đã thu hút nhiều quan chức tham nhũng, tập đoàn tội phạm chuyển tiền vào đây.

Chính phủ Mỹ ước tính hàng năm có khoảng 450 tỷ USD tiền thuế bị thất thoát và khoảng 376 tỷ USD trong số đó là do các hành vi gian lận, trốn thuế.

Hiện vẫn chưa rõ số tiền trốn thuế mà các công ty bù nhìn ở tiểu bang Delaware che giấu là bao nhiêu nhưng với số lượng công ty bù nhìn thành lập tại đây, nhiều chuyên gia cho rằng số tiền có thể tương đương, thậm chí lớn hơ nhiều thiên đường trốn thuế nổi tiếng khác.

{keywords} 

Đọc Chậm 21/7: Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước


 

Đọc Chậm 21/7: Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước


Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước

Hội nghị TW3 của Trung Quốc có gì mới?

Sự cố màn hình xanh gây náo loạn cả thế giới


Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và con đường phía trước

Trong tuần qua có rất nhiều thông tin và sự kiện quan trọng, nhưng có lẽ sự qua đời của Tổng bí thư là bước ngoặt rất quan trọng.

May be an image of 1 person and text

Một bạn người nước ngoài là lãnh đạo vùng của một tập đoàn Mỹ đang bay sang Hà Nội và nhắn với tôi “We need to embrace uncertainty and changes”. Thông điệp này tương tự một người bạn bay qua Anh thăm tôi nhưng rồi phải hủy kèo vì phải tham gia họp đột xuất do tin về sức khỏe của bác Trọng được công bố.

Đọc chậm 14/7: Khả năng Fed cắt lãi suất đồng đôla Mỹ lên đến 90%, rồi sao nữa?


 

Đọc chậm 14/7: Khả năng Fed cắt lãi suất đồng đôla Mỹ lên đến 90%, rồi sao nữa?


Khả năng Fed cắt lãi suất đồng đôla Mỹ lên đến 90%, rồi sao nữa?

Các bài đọc thú vị trong tuần: Trung Quốc, và một vài câu chuyện chính trị quốc tế

Khả năng Fed cắt lãi suất đồng đôla Mỹ lên đến 90%, rồi sao nữa?

Những câu hỏi mình sẽ tìm hiểu trong phần này:

  • Ở đâu ra con số 90%? Coi dữ liệu đó ở đâu?

  • Ảnh hưởng ban đầu đến thị trường ra sao?

  • Trong lịch sử Fed cắt lãi suất thì ảnh hưởng ra sao? Có rủi ro nào là Mỹ cắt lãi suất thì kinh tế suy thoái, thị trường sụp đổ không?

Ở đâu ra con số 90%?

Trong tuần qua tin kinh tế có một điểm quan trọng mà nhiều thị trường đều theo dõi đó là số lạm phát Mỹ để củng cố lại view chung từ đầu tháng 7 đó là Fed sẽ phải sớm cắt lãi suất vì kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

Số CPI công bố hợp với view chung đó khi rõ ràng lạm phát chậm lại:

  • CPI tổng hợp tháng 6 tăng +3% YoY, thấp hơn dự báo ở mức khoảng 3.1%. Trước đó là 3,3%.

  • CPI core khoảng 3,3% YoY, giảm xuống từ 3,4%.

Số liệu này củng cố view chung là áp lực lạm phát đang giảm. Hợp với đường lối của Fed là cần phải có niềm tin rằng lạm phát đang đi đúng hướng.

Thị trường ngay lập tức discount rằng Fed 90% sẽ cắt lãi suất vào cuộc họp tháng 9.

May be an image of 1 person and text that says "CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI | 12/07 09:52 CME: Xác suất Fed giảm lãi suất vào tháng 9 lên tới 90% Thị trường tài chính đã phản ứng nhanh chóng trước những dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt, đặc biệt sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ ghi nhận mức giảm..."

Treat Your Trading Like A Business


 

Treat Your Trading Like A Business



You're The CEO, Your Strategies Are Employees

While I don't want to get too deep into a "mindset" type of discussion, I think it is at least worth exploring the concept of viewing your trading career as exactly that, a career. This is something you should be considering as a long term business investment, not for short term gains. 6 months, 1 year, 5 years. Will you still be trading? Or will your business go bankrupt?

 

Your Strategies Are Your Employees

You should treat your strategies like employees. If they're not working for you, do a performance assessment, and if you find that your strategies are failing you, fire them. This doesn't mean your employees can't take a vacation for a week or have a difficult time for a short period (i.e., drawdown periods). It means that if your strategy performance is failing what you expected from backtesting (win rate, drawdown, max losses in a row, etc.), then you should consider a new strategy.

 

5 Ways to Use an RSI in Trading


 




The relative strength index (RSI) is a popular technical indicator used by traders to analyze the strength of a security's price action. It is a momentum indicator that measures the speed and change of price movements.

There are several ways in which the RSI indicator can be used in trading:

REVERSALS:

  • The relative strength index (RSI) has an overbought level of 70 and an oversold level of 30. When the RSI is above 70, it indicates that the security may be overbought and therefore potentially ready for a price reversal or decline. Conversely, when the RSI is below 30, it suggests that the security may be oversold and potentially ready for a price reversal or rally. This is known as a reversal strategy, which seeks to profit from a change in trend.

    However, it is important to note that relying on this strategy to detect a change in trend can be risky, as the trend is generally considered to be a trader's friend. It is generally more advisable to trade with the trend rather than against it. Therefore, it is important for traders to use other technical and fundamental analysis tools in conjunction with the RSI to confirm the validity of a potential trend reversal before making a trade.

DIVERGENCES:

  • Traders can also use the RSI to identify divergences, which occur when the price of a security moves in the opposite direction of the RSI. A bullish divergence occurs when the price makes a new low, but the RSI makes a higher low, indicating that the underlying strength of the security is improving. A bearish divergence occurs when the price makes a new high, but the RSI makes a lower high, suggesting that the security is losing strength.

TREND

5 Ways to Use an MACD In Trading


 


The moving average convergence divergence (MACD) is a popular technical indicator used by traders to analyze the strength and direction of a security's price action.

Here are five ways in which the MACD can be used in trading:

 

TREND IDENTIFICATION:

Traders often use the MACD to identify potential trend changes in a security's price. If the MACD is consistently trading in a narrow range, it may indicate that the security is range-bound, meaning it is fluctuating within a specific price range without a clear trend. When the MACD breaks out of this range, it could signal a potential breakout in the price of the security. For example, if the MACD has been consistently trading in a narrow range but then suddenly breaks above or below this range, it could indicate that the security's price is about to make a significant move.


DIVERGENCES:

Traders can also use the MACD to identify divergences, which occur when the price of a security moves in the opposite direction of the MACD. A bullish divergence occurs when the price makes a new low, but the MACD makes a higher low, indicating that the underlying strength of the security is improving. A bearish divergence occurs when the price makes a new high, but the MACD makes a lower high, suggesting that the security is losing strength.

Ngày bùng nổ theo đà (FTD) là gì? Cách áp dụng FTD trong đầu tư chứng khoán


 

Ngày bùng nổ theo đà (FTD) là gì? Cách áp dụng FTD trong đầu tư chứng khoán

Trong giao dịch đầu tư chứng khoán nhà đầu tư luôn có ý nghĩa là “muốn có lợi nhuận thì cần mua đáy bán đỉnh” và đó là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Một khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng làm sao để thực hiện điều đó trong thực tế? Và rất nhiều người đã nếm trải nỗi đau “bắt đáy thì đứt tay” sau khi mua, cổ phiếu lại tiếp tục giảm và khoản lỗ càng ngày càng lớn, sau khi chốt lời xong giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng. Vậy dấu hiệu nào cho thấy thị trường đạt đỉnh? Và dấu hiệu nào sẽ cho thấy thị trường đã có đáy? Đã đủ an toàn để giải ngân chưa?

Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một khái niệm là ngày Bùng Nổ Theo Đà, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy thị trường đã tạo đáy. Vậy Ngày Bùng nổ theo đà (FTD) là ngày gì? Và cách áp dụng FTD trong giao dịch đầu tư chứng khoán như thế nào? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

Phân tích đầu tư theo phương pháp BOTTOM-UP hay TOP-DOWN?


 Phân tích đầu tư theo phương pháp BOTTOM-UP hay TOP-DOWN? Vĩ mô có quan trọng trong đầu tư hay người ta chỉ đang phóng đại nó quá mức?




Đầu tư LỰA CHỌN TỪ DƯỚI LÊN (Bottom-up investing) là phương pháp đầu tư tập trung vào việc phân tích từng cổ phiếu riêng lẻ và KHÔNG ĐẶT NẶNG tầm quan trọng của kinh tế vĩ mô và chu kỳ thị trường. Nói cách khác, đầu tư LỰA CHỌN TỪ DƯỚI LÊN thường tập trung vào phân tích các yếu tố cơ bản của một công ty cụ thể, chẳng hạn như tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, so với ngành hoặc so với nền kinh tế tổng thể. Phương pháp đầu tư LỰA CHỌN TỪ DƯỚI LÊN giả định rằng các công ty riêng lẻ có thể hoạt động tốt ngay cả trong bối cảnh một ngành hoạt động kém hiệu quả, ít nhất là trên cơ sở tương đối.

Đầu tư LỰA CHỌN TỪ DƯỚI LÊN buộc các nhà đầu tư phải xem xét các yếu tố kinh tế vi mô, như tình hình tài chính tổng thể của công ty, báo cáo tài chính, sản phẩm và dịch vụ của công ty, cung và cầu, tăng trưởng đơn hàng, điểm rơi lợi nhuận từ sản phẩm mới/nhà máy mới/dự án mới, giao dịch nội bộ…

Ví dụ: chiến lược tiếp thị bán hàng hoặc cơ cấu tổ chức độc đáo của một công ty có thể là chỉ số hàng đầu khiến nhà đầu tư theo phương pháp LỰA CHỌN TỪ DƯỚI LÊN ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, những bất thường trong kế toán trên báo cáo tài chính của một công ty cụ thể có thể chỉ ra những vấn đề đối với một công ty trong một ngành công nghiệp đang bùng nổ, khiến nhà đầu tư LỰA CHỌN TỪ DƯỚI LÊN ra quyết định không đầu tư vào công ty này, mà đầu tư vào một công ty đối thủ.

Cách nhận diện ngày phân phối ẩn khi thị trường vẫn tăng điểm


 



Định thời điểm thị trường không phải là để dự đoán tương lai, việc này giúp nhận ra những tín hiệu đã được chứng minh là những chỉ báo đáng tin cậy về hướng đi của thị trường chứng khoán trong tương lai. Để thành công trong đầu tư, bạn cần nhận thức được những tín hiệu đó và giao dịch cho phù hợp.

Một trong những tín hiệu chính cho thấy thị trường đạt đỉnh là sự phân phối. Đó là khi S&P 500 hoặc Nasdaq giảm với khối lượng lớn hơn phiên trước. Phân phối là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang bán nhiều hơn bình thường và sự tích tụ nhiều ngày phân phối thường đánh dấu dấu đỉnh thị trường.

Các nhà đầu tư cũng phải theo dõi một hình thức phân phối lén lút được gọi là ngày phân phối ẩn. Về cơ bản đó là ngày chỉ số thị trường có khối lượng lớn mà không có nhiều tiến triển về giá.

Tín hiệu này xảy ra khi một chỉ số leo lên cao nhưng cuối cùng từ bỏ phần lớn mức tăng có được trong ngày và đóng cửa ở nửa dưới của phạm vi giá ngày. Có thể nói, chỉ số bị “đứng hình”.

Có những điều kiện tiên quyết khác để xác định những ngày phân phối ẩn. Một là chỉ số phải đóng cửa tăng không quá 0,4%. Thứ hai, khối lượng phải cao hơn ngày hôm trước. Thứ ba, chỉ số này phải tăng ít nhất 0,2% ở một trong hai phiên trước đó. Điều này là để đảm bảo rằng chỉ số đang bị “đứng hình” so với tiến trình tăng giá trước đó.

Thứ tư, chỉ số phải đang ở mức đỉnh cao mới. Một số trường hợp ngày phân phối ẩn có thể khong cần ở mức đỉnh cao mới nhưng vẫn được tính. Xác định những ngày phân phối ẩn kiểu này rất phức tạp, vì vậy cách tốt nhất để theo dõi các ngày phân phối ẩn là theo dõi chúng trong phân tích hàng ngày của của chúng tôi về thị trường chứng khoán, tại mục Toàn cảnh thị trường.

Những ngày phân phối ẩn dễ bị bỏ qua vì hầu hết các nhà đầu tư chỉ cảm thấy vui mừng khi thấy chỉ số tăng điểm dù rất nhỏ. Nhưng nhà đầu tư hiểu biết nhận ra rằng đang có lực bán mạnh của các tổ chức. Nói cách khác, các tổ chức đang bán khi thị trường chứng khoán còn mạnh mẽ.

Điểm mấu chốt ở đây là những ngày phân phối ẩn là một kiểu phân phối tinh tế, ngay cả khi thị trường không giảm điểm.

Đọc Chậm 7/7: Ba xạo thời trí tuệ nhân tạo - AI washing là gì?


 

Đọc Chậm 7/7: Ba xạo thời trí tuệ nhân tạo - AI washing là gì?


Ba xạo thời trí tuệ nhân tạo

Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần vừa qua có cái bài tựa rất là hay “Ba xạo thời trí tuệ nhân tạo”. Vậy là “ba xạo” kiểu gì?

Ý của bài đó là nói về hiện tượng AI washing mà các cơ quan quản lý đang cảnh báo là công ty niêm yết đang chém gió là “anh xài AI dữ lắm nha mấy đứa”.

Thực tế là AI chạy bằng cơm. Ví dụ trường hợp của Amazon gần đây. Nôm na là Amazon chém gió là công nghệ AI dùng để kiểm chứng các bạn đi mua hàng Amazon Go rồi đi về, tự AI sẽ gửi bill hàng bạn đã mua cho bạn. Thực ra là hơn 1000 AI chạy bằng cơm ở Ấn Độ đang ngồi check 3/4 số giao dịch đó.

The AI-powered system enables customers at many of its Amazon Fresh and Amazon Go shops to simply pick their items, and then leave.

The AI uses lots of sensors to work out what you have chosen. You then get automatically billed.

However, back in April it was widely reported that rather than solely using AI, Just Walk Out needed around 1,000 workers in India to manually check almost three quarters of the transactions.

Cái này là một dạng AI washing mà SEC đã cảnh báo nghiêm túc với các công ty.

Đọc chậm : Góc nhìn kinh tế 6 tháng: vì sao "tăng trưởng mạnh"?


 

Góc nhìn kinh tế 6 tháng: vì sao "tăng trưởng mạnh" ?


Chủ đề tuần này : 

  • Góc nhìn kinh tế 6 tháng: vì sao “tăng trưởng mạnh” ?

  • Vậy vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán? Ngoài chuyện tăng trưởng còn tỷ giá, lãi suất sẽ ảnh hưởng ra sao ?

  • Một vài tin thú vị trong tuần

  • Bài đọc thú vị trong tuần


Bạn bè mình tuần này thấy cãi nhau dữ chủ đề tăng trưởng nên mình viết để troll anh em bạn thân, đồng thời chia sẻ một vài quan điểm về nhìn nhận về số liệu kinh tế vĩ mô cũng như cách mọi người link yếu tố vĩ mô tới thị trường.

Góc nhìn kinh tế 6 tháng: vì sao tăng trưởng mạnh?

Đầu tiên là tuần này công bố số GDP 6 tháng đạt 6,42%, vượt xa mức 3,72% của 2023.

#1 Nợ công mới là thứ kéo lạm phát


 [Nợ công mới là thứ kéo lạm phát]
Tham khảo thêm : 2023 https://vneconomy.vn/tran-no-cong-cua-my-thay-doi-the-nao-trong-hon-50-nam-qua.htm 



Có 1 mối liên hệ mật thiết giữa Nợ công chính phủ là Lạm Phát gần như bất biến, nợ công càng gia tăng thì lạm phát sẽ còn càng cao.

Đơn cử nhất hãy nhìn chính phủ Mĩ, 1 khi hết tiền, họ lại phải nâng trần nợ công, để vay thêm tiền, và tiền lại đc in ra, lạm phát lại cứ gia tăng.

Chính vì vậy cơ bản muốn giảm lạm phát, thi cần phải giảm nợ công, siết chi tiêu chính phủ 1 cách hợp lý.

Nhưng 1 điều bất hợp lý là dân là người tạo ra tài sản, nhưng chính phủ lại là người quyết định xài nó. 

Thể chế nào cũng vậy, chính vì điều này nên ko quốc gia nào tránh đc câu chuyện, xài tiền ko đúng mục đích và hiệu quả từ thuế người dân, khiến nợ công liên tục tăng cao.

Nay cuối tuần, kể anh em nghe 1 câu chuyện có thật từ Trump trước khi ông quyết định Phải làm tổng thống.

Năm 2016 khi Trump còn định tranh cử, lúc đó ông còn chưa là ứng viên của Đảng cộng hòa, năm đó con gái ông đã nói với ông rằng, vào năm 1980 chính quyền đã muốn xây 1 sân trượt băng tại trung tâm thành phố New York.

Từ 1980 chính quyền New York đã mất 6 năm rưỡi và 13tr đôla đầu tư công....nhưng vẫn ko xây xong sân trượt băng.

Lúc đó Trump nghĩ, làm thế nào mà chính phủ có thể làm đc 1 việc thần kì như vậy ?? Ông gọi điện cho chính quyền thành phố và nói rằng, 

" Tôi sẽ xây dựng sân băng, chỉ cần 3tr đô và 4 tháng, hãy giao việc đó cho tôi"

Năm đó chính quyền còn chế nhạo ông, thậm chí còn công khai ý kiến của ông cho mọi người, nhưng vô tình lại phản tác dụng, vì người dân đã chờ đợi quá sức chịu đựng, họ đã ủng hộ ông Trump, và cuối cùng chính quyền phải giao cho ông làm, để chứng minh với đám đông, ông chỉ là kẻ nói khoác.

Ông Trump là người ko có kinh nghiệm về thiết kế, xây dựng, nhưng bản lĩnh thương trường đã giúp ông nhận ra vấn đề cốt lõi cần xử lý.

Ông biết rằng chính quyền đã thuê 1 cty đến từ Florida, phía nam nước Mĩ, nơi luôn ấm áp, làm gì có mùa Đông, cty này chỉ là bình phong để nhận khoản tiền đầu tư công từ các chính trị gia.

Ông đã quyết định tìm 1 cty từ phía Bắc,  đó chính là Canada là lựa chọn tốt nhất

Ông đã tìm dc 1 cty tại Toronto, đã từng xây dựng sân trượt băng cho Olympic, kĩ thuật của họ hàng đầu TG.

Kết quả là chỉ mất 3tr đôla Mĩ và 3 tháng đã hoàn thành, chưa hết, trong 3tr đôla Mĩ đó, ông còn tiết kiệm dc 750 nghìn đô để cải thiện phòng nghĩ và nhà hàng kinh doanh, tạo lợi nhuận lớn cho chính quyền  

Ở đây chúng ta thấy rõ ràng khi đưa dòng tiền đầu tư công từ tiền Thuế của dân, vào tay tư nhân, thì kết quả sẽ rất khác là vào tay chính phủ, quốc gia nào cũng vậy

Vì sao, bởi vào tay tư nhân thì có chính phủ giám sát, còn vào cty con của ai đó thì sự giám sát đôi khi ko còn. Nhìn chung kết quả, nói lên năng lực, chả phải bàn cãi 

Chính lẽ đó nên nợ công các quốc gia vốn dĩ sẽ liên tục tăng, và chỉ có 2 cách giảm 

1. Giảm chi tiêu công, xài sao hợp lý

2. Gia tăng sản lượng hàng, để theo kịp tiền nợ dc in ra

Vĩ mô thú vị đúng ko, học vĩ mô phải bốc tách từ sự kiện cuộc sống

=======================================================

Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg