Showing posts with label in tien. Show all posts
Showing posts with label in tien. Show all posts

Cung tiền là gì? Những yếu tố tác động đến cung tiền


 Cung tiền tệ (Money Supply) đóng vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia. Nó được ví như dòng máu lưu thông xuyên suốt trong nền kinh tế. Vậy cung tiền là gì? Chúng được đo lường như thế nào? Bài viết này của DNSE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Cung tiền là thuật ngữ quen thuộc trong kinh tế
Cung tiền là thuật ngữ quen thuộc trong kinh tế

Cung tiền là gì?

Cung tiền tệ (Money Supply) là tổng lượng tiền trong lưu thông trong nền kinh tế.

Cung tiền bao gồm: tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng và tiền của cơ quan doanh nghiệp.

Cung tiền có các hình thức bao gồm: tiền mặt, tiền xu, tiền gửi ngân hàng, séc được phép lưu hành trên thị trường theo quy định Nhà nước.

Đo lường cung tiền

Cung tiền bao gồm 3 khối tiền tệ chính là M0, M1. M2
Cung tiền bao gồm 3 khối tiền tệ chính là M0, M1. M2

Để đo lường cung tiền, các nhà kinh tế học chia nó thành 3 khối. Mỗi khối tiền tệ được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần như sau.

Khối tiền M0

M0 bao gồm toàn bộ tiền mặt và tiền xu được lưu thông trong quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà nó trực thuộc. M0 không bao gồm lượng tiền được gửi trong các hệ thống ngân hàng.

Khối tiền tệ M0 có thể dễ dàng thay đổi chỉ bằng cách gửi tiền hoặc rút tiền mặt khỏi ngân hàng. Do đó nó ít khi được sử dụng để tính toán cung tiền.

Khối tiền M1 (Khối tiền tệ thanh toán – Transactions money)

M1 bao gồm:

  • Tiền mặt được lưu thông 
  • Tiền gửi không kỳ hạn
  • Tài khoản thanh toán 
  • Séc

Nói cách khác, M1 bao gồm M0 và các khoản tiền không kỳ hạn và séc trong hệ thống ngân hàng. Đặc điểm chung của các loại hình trên là chúng có tính thanh khoản cao. Có thể sử dụng để thanh toán trực tiếp, và dễ dàng quy đổi thành tiền mặt.

Khối tiền M2 (Khối tiền tệ mở rộng – Broad money)

M2 bao gồm M1 cùng với các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và một số loại hình gần tiền mặt khác. 

M2 là khối tiền rộng và có tính thanh khoản kém hơn M0, M1. Bởi các khoản tiết kiệm thì người gửi chỉ được rút tiền khi tới hạn. Chứng chỉ tiền gửi cũng cần được chiết khấu để chuyển đổi sang tiền mặt.  

Ngoài ra còn có các cách đo lường rộng hơn, như M3 bao gồm M2 và một số trái phiếu kỳ hạn ngắn. Một số nước còn sử dụng cả M4 và nhiều hơn thế. Mặc dù vậy, hai chỉ số dùng để đo lường cung tiền của một quốc gia hay được sử dụng nhất là M1 và M2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cung tiền

Những yếu tố nào gây tác động đến cung tiền?
Những yếu tố nào gây tác động đến cung tiền?

Cung tiền được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương dựa vào 3 công cụ chủ yếu. Chúng còn được gọi là 3 công cụ của chính sách tiền tệ.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Ngân hàng trung ương luôn yêu cầu ngân hàng thương mại giữ một phần tiền mặt dự trữ trong két. Số còn lại ngân hàng thương mại có thể đem cho vay, đầu tư sinh lợi. Tỷ lệ tiền dự trữ so với tổng tiền gửi gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Cung tiền chịu tác động bởi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi tỷ lệ này tăng, ngân hàng thương mại sẽ có ít tiền hơn để cho vay hoặc đầu tư. Cung tiền của nền kinh tế giảm. 

Ví dụ: 

Ngân hàng thương mại X có tổng tiền gửi là 1000 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Ngân hàng X chỉ được cho vay tối đa 900 tỷ đồng và phải dự trữ 100 tỷ tiền mặt. 

Nếu Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên 15%, lượng tiền dự trữ lúc này là 1000 x 15% = 150 tỷ. Vậy ngân hàng X chỉ được cho vay tối đa 850 tỷ đồng. Cung tiền bị thu hẹp.

Nghiệp vụ thị trường mở

Đây là việc Ngân hàng trung ương sẽ mua/bán các chứng khoán trên thị trường mở. Điều này ảnh hưởng đến lượng tiền mặt của các ngân hàng thương mại. Từ đó làm tăng hoặc giảm cung tiền.

Ví dụ: 

Ngân hàng trung ương mua 1000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường. Đồng nghĩa với việc ngân hàng thương mại mất đi lượng chứng khoán trị giá 1000 tỷ. Đổi lại, ngân hàng thương mại có thêm 100 tỷ tiền mặt. Số tiền đó được đưa vào lưu thông trên thị trường, làm tăng cung tiền. 

Xem thêm: Nghiệp vụ thị trường mở là gì? Đặc điểm, vai trò của nghiệp vụ thị trường mở

Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Khi lãi suất này cao, các ngân hàng thương mại e ngại việc vay từ Ngân hàng trung ương. Họ sẽ tự nguyện dự trữ nhiều tiền mặt hơn. Điều đó khiến lượng tiền lưu hành trên thị trường giảm.

Tác động của cung tiền đối với nền kinh tế

Cung tiền có tác động tới mọi mặt của nền kinh tế quốc dân. Khi cung tiền tăng lên sẽ giúp giảm lãi suất trên thị trường.

Do vậy, khuyến khích cho vay cá nhân và tổ chức, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng phát triển kinh doanh. Từ đó, nhu cầu tiêu dùng tăng và kinh tế cũng tăng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, khiến tổng cầu tăng vượt có thể dẫn đến lạm phát và gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế. 

Cung tiền có tác động đến thị trường chứng khoán không?

Cung tiền gây ra tác động lớn đến thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng và thị trường tài chính nói chung. 

Một vài trường hợp mà cung tiền có thể tác động đến TTCK như:

  • Tạo lập sự biến động thị trường: Khi cung tiền tăng sẽ kéo theo lạm phát và sự tăng giá cả, điều này gây ra sự mất ổn định trong TTCK. Ngược lại, khi cung tiền giảm có thẻ làm giảm áp lực của lạm phát và giảm rủi ro biến động của TTCK.
  • Tác động đến lãi suất: Cung tiền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất vay. Khi cung tiền tăng, lãi suất có thể giảm xuống để khuyến khích vay đầu tư. Lãi suất thấp thường kéo theo lãi suất gửi tiết kiệm thấp và việc gửi tiết kiệm sẽ kém hấp dẫn hơn so với việc đầu tư chứng khoán.
  • Thúc đẩy hoạt động đầu tư: Khi có một lượng tiền mặt lớn có thể tạo điều kiện cho việc đầu tư vào các dự án và công ty mới, tăng cường việc mua bán trên TTCk
  • Tăng cường áp lực lên cơ quan quản lý: Cung tiền thay đổi có thể tạo áp lực để các cơ quan tài chính thực hiện chính sách tài chính hoặc biện pháp tiền tệ nhằm ổn định TTCK và thị trường tài chính.

Do đó, cung tiền là một yếu tố quan trọng và được theo dõi thường xuyên nhằm mục đích đánh giá và dự báo biến động trên TTCK.

Nguồn cung tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Vì vậy hiểu được sự tác động của cung tiền giúp nhà đầu tư nắm bắt tình hình thị trường chuẩn xác hơn.

Chính sách tiền tệ là gì? Nó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?


 Nếu tiền tệ được ví như dòng máu lưu thông trên thị trường thì chính sách tiền tệ là cách mà dòng chảy ấy vận hành. Mỗi lần thay đổi chính sách tiền tệ như một lần “thay máu” nền kinh tế. Chính sách tiền tệ là gì? Nó ảnh hưởng thế nào tới thị trường chứng khoán? Cùng DNSE giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về chính sách tiền tệ
Tổng quan về chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là chính sách kinh tế do ngân hàng trung ương thực hiện để tác động lên cung tiền với mục đích ổn định tiền tệ, giá cả, điều tiết nền kinh tế. Chính sách này có tác động rộng rãi đến các yếu tố như lãi suất, giá cả, nhu cầu tiêu dùng… 

Các công cụ của chính sách tiền tệ

Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ

Chúng ta đã biết chính sách tiền tệ tác động đến cung tiền. Nhưng làm cách nào để bơm tiền hoặc rút tiền ra khỏi thị trường? Liệu có đơn giản là Ngân hàng trung ương sẽ in tiền và phát hành cho dân chúng? 

Tất nhiên, Ngân hàng Trung ương không làm như vậy. Họ sẽ dùng đến ba công cụ sau đây, thông qua kênh các ngân hàng thương mại để tăng giảm cung tiền.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Khi người dân gửi tiền vào ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương luôn yêu cầu ngân hàng thương mại giữ một phần tiền dự trữ. Phần còn lại ngân hàng thương mại có thể đem cho vay, đầu tư sinh lợi. Tỷ lệ tiền dự trữ so với tổng tiền gửi gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, ngân hàng thương mại sẽ có ít tiền hơn để cho vay, đầu tư. Lượng tiền lưu hành trên nền kinh tế sẽ giảm. Bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết được cung tiền.

Ví dụ: 

Ngân hàng thương mại X có tổng tiền gửi là 100 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Ngân hàng X chỉ có thể cho vay tối đa 90 tỷ đồng và phải duy trì lượng tiền dự trữ 10 tỷ đồng. 

Khi Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên 15%, lượng tiền dự trữ bắt buộc lúc này là 100 x 15% = 15 tỷ. Vậy ngân hàng X chỉ có thể cho vay tối đa 85 tỷ đồng. Cung tiền bị thu hẹp.

Nghiệp vụ thị trường mở

Ngân hàng trung ương sẽ mua/bán các chứng khoán trên thị trường mở. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền mặt của các ngân hàng thương mại. Từ đó làm tăng hoặc giảm cung tiền.

Ví dụ: 

Ngân hàng trung ương dùng 100 tỷ đồng mua trái phiếu chính phủ trên thị trường. Lúc này các ngân hàng thương mại mất đi lượng chứng khoán trị giá 100 tỷ đồng. Đổi lại, họ có thêm 100 tỷ đồng tiền mặt. Họ có thêm tiền để cho vay, do đó cung tiền tăng. 

Nếu Ngân hàng trung ương bán ra 100 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì quy trình đảo ngược và cung tiền giảm.

Lãi suất chiết khấu

Đây là lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại e ngại việc vay từ Ngân hàng Trung ương. Họ sẽ tự nguyện dự trữ nhiều tiền mặt hơn. Điều đó giúp làm giảm cung tiền trên thị trường.

Phân loại chính sách tiền tệ

Phân loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ gồm 2 loại: mở rộng và thắt chặt

Chính sách tiền tệ mở rộng 

Chính sách tiền tệ mở rộng là việc Ngân hàng trung ương bơm tiền vào thị trường, khiến lượng tiền lưu hành tăng. 

Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế đang suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Ngân hàng trung ương sẽ bơm tiền vào nền kinh tế. Mức cung tiền tăng lên làm cho lãi suất giảm. Nghĩa là bạn có thể vay tiền tại ngân hàng dễ dàng hơn với mức lãi suất thấp. Điều này kích thích các khoản vay cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 

Để mở rộng cung tiền, Ngân hàng Trung ương sử dụng 1 trong 3 cách sau đây:

  • Mua chứng khoán trên thị trường mở
  • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
  • Giảm lãi suất chiết khấu

Hoặc có thể thực hiện đồng thời các biện pháp trên. 

Chính sách tiền tệ thắt chặt 

Ngược lại với chính sách tiền tệ mở rộng, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ tác động làm giảm cung tiền. Nó được sử dụng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát tăng cao. Mức cung tiền giảm làm lãi suất trên thị trường tăng lên. Nhu cầu chi tiêu bị thu hẹp, mức giá chung giảm, nhờ đó lạm phát được kiểm soát.

Ngân hàng Trung ương sử dụng các biện pháp làm giảm cung tiền qua các cách như:

  • Bán chứng khoán trên thị trường
  • Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
  • Tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ

Đối với nền kinh tế

Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Từ đó, thực hiện được các mục tiêu như: 

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  • Tạo ra công ăn việc làm, khống chế tỷ lệ thất nghiệp
  • Bình ổn giá cả trên thị trường
  • Ổn định lãi suất và tỷ giá

Đối với thị trường chứng khoán

Chính sách tiền tệ tác động đến mọi mặt của nền kinh tế. Vì vậy, bất cứ động thái nào của nó cũng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần bám sát diễn biến thị trường để kịp thời đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả. 

Ví dụ, trong thời kỳ chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất giảm khiến nguồn vốn có xu hướng chảy từ kênh tiết kiệm ngân hàng sang đầu tư chứng khoán. Đồng thời, các doanh nghiệp được khuyến khích vay tiền để mở rộng kinh doanh. Đây là một cơ hội để nhà đầu tư nhìn nhận cổ phiếu công ty nào có tiềm năng phát triển trong tương lai để mua vào với mức giá phù hợp.  

Kết 

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn chính sách tiền tệ là gì. Nhìn chung, mỗi thay đổi của chính sách tiền tệ luôn kéo theo biến động của cả nền kinh tế vĩ mô. Là một chứng sĩ thông minh, bạn cần liên tục theo dõi diễn biến thị trường để ra những quyết định mua bán khôn ngoan. Và đừng quên ghé thăm DNSE để cập nhật những thông tin tài chính – chứng khoán thú vị nhé.

Songs & Books

  • FoxPleiku Laura W.E 2.0 EUR5M default
  • https://cophieux.com/download-sach-chung-khoan-pdf/
  • https://drive.google.com/file/d/1fdxdNOfqKf6_fxYFCwnJMd1OY_Wal54X/view
  • https://drive.google.com/file/d/1S2KGIn8v2ltaeKg3aXKzoYBOHERikler/view
  • https://drive.google.com/file/d/1WK8HXfk5nR_V7T5JYNblDT-ZQJv5gU8f/view
  • https://www.youtube.com/watch?v=KMNyDlpX5Zg